Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Airbus kỷ niệm 40 năm thành lập chương trình máy bay đầu tiên

Kể từ chiếc A300 cho đến ngày hôm nay, vị thế dẫn đầu ngành hàng không toàn thế giới của Airbus được tạo lập nhờ những cải tiến không ngừng.

Ngày mai hãng Airbus sẽ kỷ niệm 40 năm ngày ký bản hợp đồng Pháp-Đức nền móng cho chương trình máy bay đầu tiên của hãng, chiếc A300. Vào ngày 29/5/1969, Bộ trưởng Giao thông Pháp, ngài Jean Chamant và Bộ trưởng Các vấn đề Kinh tế Đức, ngài Karl Schiller, đã ký thoả thuận hợp tác phát triển máy bay A300, chiếc máy bay phản lực hai động cơ hai lối đi đầu tiên của Châu Âu cho đường bay tầm trung. Sự kiện lịch sử này diễn ra trong Triển lãm Hàng không Paris tại Le Bourget.

Việc triển khai chương trình A300 đánh dấu cột mốc đầu tiên trong lịch sử thành công của Airbus và tạo lập nền móng cho tầm nhìn và chiến lược của hãng ngày nay. Tom Enders, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành của Airbus nhớ lại: “40 năm trước – vào tháng 5/1969 – thị trường máy bay phản lực thương mại bị chi phối hoàn toàn bởi ngành công nghiệp Mỹ. Chủ trương tiến hành chương trình A300 là một quyết định chiến lược táo bạo. Tinh thần tiên phong của các kỹ sư cũng như nỗ lực cải tiến không ngừng và hợp tác quốc tế của Airbus đã đưa chúng tôi dẫn đầu thị trường toàn cầu và cũng đồng thời trở thành một biểu tượng cho sự hợp tác Châu Âu thành công. «New standards. Together» - đây là nguyên tắc đường lối của chúng tôi và kể từ bây giờ là câu khẩu hiệu giúp Airbus luôn dẫn đầu”.

Airbus đã cách mạng hoá phân khúc thị trường hàng không dân dụng. Có biệt danh là “cỗ máy lợi nhuận”, A300 là chiếc máy bay tầm ngắn/trung hai động cơ hai lối đi đầu tiên đem lại tất cả tiện nghi và lợi thế của máy bay tầm xa như thân rộng, mức tiếng ồn thấp, mức tiêu thụ nhiên liệu thấp và chi phí vận hành thấp. Dựa trên ý tưởng thành công này, Airbus đã phát triển gia đình máy bay đầu tiên, A300/A310, và các sản phẩm máy bay chở hàng tương ứng. Gia đình máy bay A300/A310 đã thiết lập những chuẩn mực hoàn toàn mới, được áp dụng trên tất cả các máy bay dân dụng hiện đại sau này.

Tổng cộng, Aibus đã sản xuất 822 máy bay thuộc gia đình A300/A310, trong khi mô hình kinh doanh đầu tiên chỉ dự báo sản xuất 300 chiếc. Máy bay A300 đã được chuyển giao cho trên 80 khách hàng. Qua ngần ấy năm, những chiếc máy bay này đã bay trên 30 triệu giờ bay và cất cánh hơn 15 triệu lần. Hiện nay, vẫn có trên 620 máy bay loại này còn đang hoạt động.

Chương trình A300 cũng là khởi điểm của một sự hợp tác Châu Âu thành công. Ngay từ giai đoạn đầu công việc sản xuất đã được phân chia như sau: Cánh máy bay được sản xuất tại Anh, thân máy bay tại Đức và buồng lái tại Pháp. Dây chuyền lắp ráp hoàn thiện được xây dựng tại Toulouse, Pháp. Mười tám tháng sau, vào ngày 18/12/1970, tập đoàn Airbus Industrie được hình thành như một Tập hợp Lợi ích Kinh tế theo luật pháp Cộng hoà Pháp (GIE, Groupement d’intérêt Economique) với sự tham gia của các đối tác công nghiệp Châu Âu trong chương trình như SNIAS (Société nationale industrielle aérospatiale), Deutsche Airbus, Hawker-Siddeley và VFW-Fokker. Những năm sau đó, đã có thêm một số nhà sản xuất gia nhập tập đoàn, gồm có Spanish CASA tháng 12/December 1971 và British Aerospace  tháng1/1979.

(Theo Hanoimoi Online)

  • Công ty CP đóng tàu Sông Cấm đẩy mạnh xuất khẩu tàu vào thị trường châu Âu, châu Á- Thái Bình Dương
  • Ban Lãnh đạo General Motors (GM) họp khẩn trước giờ G
  • Agility thu tóm đối tác
  • JAL, Mitsui cung cấp dịch vụ logistics
  • Cargo B mở rộng tại châu Phi
  • Điều gì xảy ra nếu ngày mai GM phá sản?
  • Quảng bá thương hiệu thành viên PetroVietnam ra thế giới
  • Temasek Holdings thua lỗ 39,91 tỷ USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao