Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Báo chí và doanh nghiệp: Chuyên nghiệp hóa quan hệ

Các cơ quan, tổ chức phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí, nhưng việc cung cấp thông tin gì thì mỗi DN có một cách

Xây dựng quan hệ hợp tác một cách chuyên nghiệp là mong muốn chung mà cả DN và cơ quan báo chí đều muốn hướng tới. Nhưng thế nào là một mối quan hệ chuyên nghiệp và phải chuyên nghiệp quan hệ bằng cách nào ?

GĐ Cty Hải Đăng (Hải Phòng) đang gọi điện cho một phóng viên bạn của ông. Vị GĐ muốn hỏi về một phóng viên của một tờ báo khác đã gọi điện thoại tới DN của ông yêu cầu được làm việc. Cty Hải Đăng hoàn toàn không biết gì về phóng viên này. Và hơn nữa, nội dung cuộc trao đổi điện thoại (chứ chưa phải nội dung công việc đề nghị), theo đánh giá của vị GĐ, là “không được thân thiện lắm”. 

Chuyện không có trong luật

Theo lời khuyên, ngày hôm sau cuộc làm việc của Cty Hải Đăng với phóng viên kia đã diễn ra, với kết quả, theo đánh giá của vị GĐ, là tốt đẹp. Dĩ nhiên, đó là đánh giá của DN. Còn đánh giá của phóng viên kia về DN thế nào về thì vị GĐ hoàn toàn chưa rõ ràng. Và đó vẫn là điều làm vị GĐ chưa thực sự yên tâm. “Nói thì là thế, nhưng họ có hiểu đúng thông điệp của DN hay không thì lại là chuyện khác” – vị GĐ này nói.

Câu chuyện trên có thể coi là điển hình cho thực tế quan hệ giữa cơ quan báo chí với DN trong thời điểm hiện tại. Sự e dè, cảnh giác của phóng viên với DN và của DN với phóng viên là có thực. Và là nguyên nhân dẫn tới đủ chuyện hiểu không đúng giữa cơ quan báo chí với DN, giữa DN với cơ quan báo chí. Sự hiểu ấy không hứa hẹn kết quả tốt với DN và cơ quan báo chí. Vì nếu giả sử bài báo được đăng với nội dung chưa hẳn đã chính xác về DN, thì con đường DN tìm lại sự chính xác ấy cho mình sẽ khó khăn hơn nhiều. Và đương nhiên cơ quan báo chí cũng chẳng hề muốn nội dung thông tin của mình là không chuẩn mực 

Theo Luật Báo chí, các cơ quan, tổ chức phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí. Nhưng việc cung cấp thông tin gì thì mỗi DN có một cách. Và xử lý thông tin như thế nào, hiểu thông tin ra sao thì mỗi cơ quan báo chí cũng lại có một kiểu. Thực tế, thông tin được “hiểu” như thế nào trước tiên phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, và thậm chí cả đạo đức của phóng viên tiếp cận nó. Nhưng ở phương diện khác, phóng viên cũng chỉ là một con người. Và vì thế không phải phóng viên nào cũng có đủ bản lĩnh nghề nghiệp để hiểu thông tin đúng như nó thể hiện, chứ chưa cần nói tới đúng bản chất của nó. Đó là điều mà Luật Báo chí không thể điều chỉnh được hết. Còn nữa, số DN thường xuyên tiếp cận, làm việc với cơ quan báo chí hiện chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số DN đang hoạt động. Số còn lại hiếm khi tiếp xúc với cơ quan báo chí, dù sản phẩm báo chí thì DN vẫn tiếp cận hàng ngày. Do đó, thiếu kinh nghiệm làm việc với báo chí, thiếu chủ động, tránh né, thậm chí là cung cấp thông tin nửa vời, không chính xác... là thực tế phổ biến trong mối quan hệ giữa DN, tổ chức cơ quan báo chí.

Chuyên nghiệp thế nào ?

Đỗ Minh Phương – GĐ Trung tâm đào tạo GBC (Hải Phòng) đang ngồi ngắm nghía “công trình” của mình. Từ nửa năm nay, Phương hì hục mời chuyên gia và kết hợp cùng một tổ chức khác xây dựng nội dung khóa đào tạo Kỹ năng trả lời báo chí. Phương tin tưởng đây chương trình do Trung tâm của cậu cung cấp sẽ thu hút được sự chú ý và hưởng ứng của giới DN.

Thực ra Kỹ năng trả lời báo chí chỉ là một phần trong mối quan hệ đặc biệt mà DN và cơ quan báo chí cần có. Chính xác hơn, nó là kết quả cuối cùng của quá trình xây dựng quan hệ giữa DN và cơ quan báo chí. Và để có kỹ năng ấy, thì các vấn đề liên quan để hình thành nên nó lại cần được hiểu đúng, hay là cần được chuyên nghiệp hóa từ trước – Phương nói. Thế nên dù đã vận hành chương trình,  nhưng Phương vẫn lo, không phải DN nào cũng “thông” được thông điệp từ chương trình do Trung tâm cung cấp. Mà lo là phải, vì dù có quan hệ với khá nhiều nhà báo, thậm chí mời cả các nhà báo tham gia giảng trong chương trình, thì Phương cũng không chắc chắn DN hay nhà báo ấy có thể thoải mái “vạch lưng” hết những phương pháp tác nghiệp, hoặc thủ thuật cung cấp thông tin cho nhau. Và do thế, cậu lựa chọn phương án sử dụng khá nhiều băng hình tư liệu và tổ chức nhiều buổi thảo luận để giúp DN và chính nhà báo “hiểu” về nhau nhiều hơn. Dĩ nhiên, những “mẫu số chung” trong tác nghiệp báo chí, cũng như những vấn đề cần có và nên tránh trong quan hệ với báo chí cũng được đề cập, được tổ chức thành bài giảng – nghĩa là có tính tổng kết cao. Nhưng điều quan trọng nhất mà chương trình của Phương muốn truyền tải, là muốn quan hệ giữa DN và báo chí được tốt đẹp, hiệu quả, thì trước tiên DN phải “hiểu” những “hành lang” trong hoạt động của cơ quan báo chí. Chưa bàn tới kết quả cái chương trình đào tạo rõ ràng còn quá mông lung với nhiều DN kia như thế nào, nhưng cái nhìn thấy ngay từ chương trình ấy, là một định hướng đúng trong xây dựng mối quan hệ giữa DN và co quan báo chí đã được xác lập. Vì rõ ràng chẳng có quan hệ nào được chuyên nghiệp, được tốt đẹp nếu cả hai bên tham gia quan hệ ấy lại không hiểu, không chấp nhận nhau. Và hơn nữa, hiện trong tất cả các giáo trình đào tạo nhà báo, đào tạo kinh doanh, đều rất thiếu các phần riêng dành cho xây dựng mối quan hệ với báo chí. Hay tệ hơn, xây dựng quan hệ ấy lại được xem như một phần của chương trình đào tạo kỹ năng vượt qua khủng hoảng dành cho DN. Khi tư thế tiếp cận đã bị động như thế, thì làm sao hi vọng quan hệ giữa báo chí và được tốt, trên cở sở các quan hệ qua lại được chuyên nghiệp hóa đúng như nó cần phải có ?

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao