Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bình chọn “Doanh nghiệp tiêu biểu ngành Dệt May và Da Giày Việt Nam” năm 2010

Thời gian nhận hồ sơ tham dự cuộc bình chọn bắt đầu từ ngày 3-6 đến 31-6-2010. Lễ trao giải sẽ được tổ chức vào cuối tháng 9-2010 tại Hà Nội.

Với chính sách mở cửa hội nhập, với lợi thế so sánh về nguồn lao động và với sự nỗ lực của doanh nghiệp, trong khoảng 10 năm gần đây, ngành dệt may và da giày Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng doanh nghiệp, giá trị sản xuất và kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành cũng đã tăng trưởng với tốc độ bình quân 20% mỗi năm.

Với khả năng thu dụng trên 7% lực lượng lao động và đóng góp khoảng 22% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, ngành dệt may và da giày Việt Nam hiện đã giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế đất nước.

Từ năm 2004, được sự bảo trợ của Bộ Công Thương cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã tổ chức bình chọn “Doanh nghiệp tiêu biểu ngành dệt may” hàng năm, với mục đích phát hiện doanh nghiệp tiêu biểu nhằm tôn vinh và làm hình mẫu để rút kinh nghiệm trong ngành, góp phần tích cực vào định hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam trong từng giai đoạn.

Đến năm 2009, cuộc bình chọn đã được mở rộng với sự tham gia của các thành viên trong Hiệp hội Da giày Việt Nam và cuộc bình chọn được đổi tên thành “Doanh nghiệp tiêu biểu ngành dệt may và da giày Việt Nam”.

1. Danh hiệu bình chọn

Doanh nghiệp được bình chọn các danh hiệu sau đây:

- Doanh nghiệp tiêu biểu toàn diện: là nhóm 15 doanh nghiệp tiêu biểu trong năm vừa đạt kết quả kinh doanh cao vừa có năng lực cạnh tranh dài hạn trong các ngành dệt may và da giày (dệt may 10 doanh nghiệp, da giày 5 doanh nghiệp). Trong số này sẽ lựa chọn doanh nghiệp tiêu biểu nhất của mỗi ngành.

- Doanh nghiệp tiêu biểu từng mặt: là doanh nghiệp có một số kết quả kinh doanh tốt hoặc có một hoặc nhiều trong số các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong dài hạn. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh được đưa ra bình chọn có thể thay đổi tùy theo bối cảnh thị trường trong từng giai đoạn.

Trong bối cảnh cạnh tranh ngành dệt may và da giày hiện nay, Ban tổ chức sẽ lựa chọn bình xét danh hiệu doanh nghiệp tiêu biểu từng mặt sau đây:

Về kết quả kinh doanh: các mặt tiêu biểu thể hiện kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong năm.

1. Hiệu quả kinh doanh cao

2. Xuất khẩu tốt

3. Chiếm lĩnh thị trường nội địa

Về năng lực cạnh tranh: các mặt tiêu biểu thể hiện tầm nhìn và năng lực lãnh đạo trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay.

4. Thương hiệu mạnh

5. Trách nhiệm xã hội tốt

6. Môi trường lao động tốt

7. Áp dụng tốt công nghệ thông tin

8. Phát triển mặt hàng có tính năng khác biệt cao

9. Sản xuất nhiều vải, da, phụ liệu phục vụ xuất khẩu.

10. Đào tạo nguồn nhân lực dệt may tốt nhất

2. Phương pháp bình chọn:

2.1. Đối với danh hiệu doanh nghiệp tiêu biểu từng mặt

Mỗi mặt tiêu biểu nói trên được chấm điểm theo các tiêu chí cụ thể, được tính theo trọng số và có tổng điểm tối đa là 10 điểm. Đối với các tiêu chí có tính định lượng thì dùng số liệu báo cáo của doanh nghiệp có xác nhận hoặc kiểm tra của cơ quan chức năng có liên quan. Đối với các tiêu chí định tính thì Ban giám khảo sẽ tổ chức các tổ tư vấn phù hợp để phúc tra đánh giá lại phần đăng ký của doanh nghiệp.

Ban tổ chức sẽ lựa chọn từ 3-5 doanh nghiệp có điểm cao nhất ở từng mặt nói trên để trao danh hiệu.

2.2. Đối với danh hiệu doanh nghiệp tiêu biểu toàn diện

Có 10 doanh nghiệp ngành dệt may và 5 doanh nghiệp ngành da giày được bình chọn danh hiệu này là những doanh nghiệp có số điểm tổng hợp cao nhất theo trên xuống từ các mặt trong bảng 1.

Ngoài ra, các doanh nghiệp vi phạm một trong các nội dung sau đây sẽ không được bình xét là doanh nghiệp tiêu biểu toàn diện:

- Có nợ quá hạn với các tổ chức tín dụng, cơ quan thuế, cơ quan bảo hiểm xã hội.

- Doanh nghiệp vi phạm quy định hành chính trong các nghiệp vụ của mình ở mức nghiêm trọng.

2.3. Doanh nghiệp tiêu biểu nhất trong năm

Là doanh nghiệp có điểm cao nhất trong nhóm các doanh nghiệp được chọn ở nội dung 2.2 ở mỗi ngành dệt, may và da giày.

2.4. Xưởng sản xuất tiêu biểu

Là xưởng đạt điểm cao nhất trong nhóm các xưởng sản xuất được bình chọn theo các chuyên ngành, tiêu chí được nêu ở phần dưới.

2.5. Đào tạo tốt nguồn nhân lực cung ứng cho ngành dệt may da giày

Danh hiệu này được tặng cho các cơ sở đào tạo (trường, trung tâm, doanh nghiệp...) có đóng góp tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn hóa của ngành dệt may và da giày.

Tiêu chí bình chọn doanh nghiệp tiêu biểu từng mặt (bảng 2).

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Giải mã sự đổi ngôi của Thăng Long
  • Petrovietnam phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra
  • BYD hợp tác với Daimler sản xuất xe điện
  • Vietnam Airlines chính thức vào liên minh SkyTeam
  • Saigon Metropolitan sắp thành 100% vốn nước ngoài
  • Petro Vietnam phấn đấu tổng doanh thu cả năm đạt 401.000 tỷ đồng
  • Hoa Sen Group thành lập công ty sản xuất nhựa tại KCN Phú Mỹ 1
  • Tập đoàn Hòa Phát có thêm công ty thành viên thứ 11
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao