Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các doanh nghiệp “bi quan” năm nay nhưng lạc quan các năm tiếp sau

Số lượng doanh nghiệp bày tỏ thiếu lạc quan về tình hình kinh doanh của năm nay tăng lên 30% so với chỉ 5,3% của điều tra năm ngoái. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn tin tưởng vào khả năng Việt Nam “sẽ vượt qua các thách thức, bình ổn kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh sẽ tiếp tục được cải thiện hơn các năm trước”.


Theo thang điểm từ 4 đến 1 điểm (Trong đó 4 là rất tốt, 3 là tốt, 2 là kém và 1 là rất kém) của Báo cáo Điều tra cảm nhận môi trường kinh doanh năm 2008 công bố sáng nay tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, năm 2008 chỉ đạt 1,9 điểm so với năm 2007 là 2,7 điểm. Cảm nhận chung của doanh nghiệp tham gia điều tra, cả trong và ngoài nước là môi trường kinh doanh năm 2008 kém thuận lợi hơn so với các năm trước. Các doanh nghiệp cũng bày tỏ lo ngại về tình hình kinh tế vĩ mô kém ổn định hơn do những tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nền kinh tế Việt Nam.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp đều tỏ ra lạc quan về triển vọng kinh doanh trong những năm tiếp sau, thể hiện qua mức xếp hạng cao hơn cho năm 2009, và mức xếp hạng của các năm 2010-2011 đã quay trở lại mức “lạc quan” của năm 2007. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp tin tưởng vào khả năng Việt Nam “sẽ vượt qua các thách thức, bình ổn kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh sẽ tiếp tục được cải thiện hơn các năm trước”, báo cáo viết.

Một điểm sáng khác là kết quả điều tra năm nay tiếp tục cho thấy có sự nhất quán cao trong đánh giá của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Điều này chứng tỏ “sân chơi” giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài ngày càng bình đẳng hơn. Theo báo cáo, đây là kết quả của việc Việt Nam gia nhập WTO.

Cuộc điều tra năm nay có 254 doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tham gia, tăng 10% so với năm 2007.

Các doanh nghiệp được yêu cầu đánh giá về 13 chỉ số về môi trường kinh doanh ở Việt Nam theo thang điểm từ 4 đến 1 điểm. Trong đó, chỉ số “Tếp cận thông tin” đạt điểm tốt nhất (2,45 điểm), và chỉ số “Cơ sở hạ tầng” đạt điểm thấp nhất ( 1,94 điểm).

Những lĩnh vực mà các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam đánh giá kém nhất cũng là những lĩnh vực cần phải cải thiện nếu Việt Nam muốn duy trì tính cạnh tranh. Ngoài chỉ số “Cơ sở hạ tầng” đạt điểm thấp nhất, các chỉ số khác lần lượt là “Bảo vệ sở hữu trí tuệ” chỉ được 1,97 điểm; “Hệ thống tòa án” 2,11 điểm; “Hiệu quả của dịch vụ hành chính” 2,14 điểm; và “Nguồn cung lao động có tay nghề chuyên môn cao” 2,18 điểm.

Tuy nhiên những tiến bộ đáng kể trong cải cách môi trường kinh doanh là gần một nửa (45%) doanh nghiệp ghi nhận có sự tiến bộ trong thủ tục hành chính và gia nhập thị trường, phản ánh những nỗ lực không ngừng của Chính phủ, đặc biệt là trong việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhờ áp dụng rộng rãi cơ chế “một cửa” trong đăng ký kinh doanh. Các doanh nghiệp cũng ghi nhận những chuyển biến tích cực trong việc xây dựng một môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn và cải thiện hệ thống luật kinh doanh phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Đây chính là kết quả trực tiếp từ việc gia nhập WTO mang lại: Có gần một nửa số doanh nghiệp nước ngoài cảm nhạn được các thay đổi tích cực trong việc đối xử bình đẳng hơn với các doanh nghiệp trong nước; gần 40% doanh nghiệp nước ngoài ghi nhận có cải thiện trong lĩnh vực “tăng cường tuân thủ các quy tắc và thông lệ kinh doanh quốc tế”.

Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn hiện nay, nhưng phần lớn các doanh nghiệp vẫn tin tưởng vào triển vọng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới, thêt hiện qua tỷ lệ doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh trong 3 năm tới vẫn chiếm đa số là 78%. 

Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Ðầu tư phối hợp Ngân hàng thế giới và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) khai mạc sáng nay tại Hà Nội. Ðây là hoạt động trước thềm Hội nghị Nhóm Tư vấn các nhà tài trợ 2008 sẽ diễn ra trong hai ngày 4, 5-11 tại Hà Nội. Chủ tọa diễn đàn lần này gồm Bộ trưởng Kế hoạch và Ðầu tư Võ Hồng Phúc, quyền Giám đốc quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam Martin Rama và Giám đốc Công ty Tài chính quốc tế tại Việt  Nam Sin Foong Wong.

(Theo báo Tiền phong )

  • Trao giải Doanh nhân vi mô Citi 2008
  • Doanh nghiệp Hải Phòng và top 500
  • Viettel Chi nhánh Bà Rịa-Vũng Tàu: Khai trương siêu thị điện thoại tại TX. Bà Rịa
  • Công ty sản xuất thức ăn gia súc Kyodo Shiryo của Nhật muốn đầu tư tại Đồng Nai
  • Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan làm Chủ tịch Giải thưởng Rồng Vàng
  • Nokia ngừng bán hàng tại Nhật vì thua đau
  • Chuyên gia hàng đầu thế giới về cạnh tranh thăm Việt Nam
  • 7 doanh nhân trẻ đoạt giải thưởng Sao đỏ 2008
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao