Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chuyện gì đang xảy ra với Vinashin?

Tại cuộc họp báo cuối tuần trước tại Hà Nội, khi được hỏi về tiến độ của dự án đóng mới kho nổi chứa xuất dầu FSO5 do tổng công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) thuộc tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), ông Phùng Đình Thực, tổng giám đốc PVN chỉ ngắn gọn cho biết, tiến độ dự án hiện vẫn rất chậm; chủ đầu tư và nhà thầu (tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Vinashin – PV) đã kiểm điểm và đang thực hiện các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ từ nay cho đến hết quý 1/2010.

Từ tháng 7, do tầm quan trọng của dự án này, các bộ Giao thông vận tải, Công thương, Kế hoạch và đầu tư đã phải họp kiểm điểm về tiến độ dự án. Ngày 30.7, văn phòng Chính phủ đã phải ra thông báo, nêu yêu cầu của lãnh đạo Chính phủ: “Vinashin nghiêm túc đánh giá lại nguyên nhân, rút kinh nghiệm về việc chậm tiến độ thực hiện hai dự án (bao gồm dự án FSO5 nói trên và dự án đóng tàu chở dầu thô Aframax, cũng do PVN làm chủ đầu tư và Vinashin làm nhà thầu – PV)”.

Theo như hợp đồng giữa hai bên (ký giữa tháng 12.2006, với tổng giá trị đã điều chỉnh lên tới trên 169,2 triệu USD) thì tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu (Nasico – trực thuộc của Vinashin), đơn vị thực hiện hợp đồng sẽ có trách nhiệm hoàn thành và bàn giao kho nổi tại mỏ vào ngày 1.5.2008. Kể từ đó đến nay, Vinashin đã hai lần xin điều chỉnh tiến độ dự án: lần đầu cuối tháng 4.2009 và lần thứ 2 xin lùi đến 30.7.2009. Đã quá chậm so với cam kết tiến độ nhưng ngay cả khi Chính phủ đã có văn bản yêu cầu kiểm điểm, đến nay, tiến độ thực hiện dự án trên của Vinashin vẫn không cải thiện đáng kể.

Có nhiều nguyên nhân lý giải cho tình trạng chậm triển khai hợp đồng của Vinashin như việc tiến độ cung cấp vật tư, thiết bị chậm, nhiều hạng mục còn đang chế tạo hoặc đang trên đường vận chuyển, hoặc đã về nhưng còn bị lưu ở cảng… Nhưng, một nguyên nhân quan trọng được báo cáo là “tình hình tài chính của Vinashin/Nasico đang gặp rất nhiều khó khăn nên ảnh hưởng đến tiến độ của dự án”. Tính đến thời điểm 31.8.2009, Vinshin đã nợ thuế quá hạn số tiền trên 8 tỉ đồng nên hải quan không cho thông quan, giải phóng các mặt hàng máy móc, thiết bị do hãng Monobuoy cung cấp đã về cảng. Cũng tính đến thời điểm đó, tổng số tiền mà Vinashin cần có thể thanh toán cho hãng Monobuoy lên tới trên 58 tỉ đồng để mở L/C cho các hợp đồng nhưng do khó khăn nên chưa thanh toán được.

Cũng có thông tin cho rằng, vì phía PVN chậm giải ngân, thanh toán cho Vinashin nên tiến độ giải ngân bị chậm. Tuy nhiên, trong nhiều báo cáo mà PVN gửi Chính phủ, các bộ từ tháng 8 đến nay đều thấy rõ việc PTSC, thành viên của PVN đã thanh toán đầy đủ cho Vinashin. Đợt thanh toán cuối cùng (thứ 6), của PTSC còn vượt quá giá trị yêu cầu theo hợp đồng giữa hai bên là 3,05 triệu USD.

Tình trạng chậm hoàn thành dự án của Vinashin, theo PVN, tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của PTSC và xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro (VSP). PTSC không thể chủ động đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong các năm 2008 và 2009 do mất nguồn doanh thu từ việc khai thác kho nổi FSO-5. Các khoản thiệt hại, nếu chỉ tính 15 tháng chậm tiến độ cũng lên tới trên 50 triệu USD gồm: đơn giá thuế tàu, lãi vay ngân hàng, việc tăng giá hợp đồng, các chi phí phát sinh thêm do phải thuê chuyên gia giám sát, quản lý dự án…

Một thành viên khác của PVN, công ty Vận tải dầu khí (PV Trans) do thuê tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất, công ty con của Vinashin, đóng ba tàu chở dầu thô loại Aframax trọng tải 105.000DWT/tàu, với tổng giá trị cho một tàu trên 63,8 triệu USD cũng bị ảnh hưởng do tiến độ quá chậm. Tiến độ cam kết bàn giao tàu thứ nhất đã qua từ rất lâu (2.2009) và thành viên của Vinashin đã có tới 13 văn bản xin lùi tiến độ nhưng con tàu hẹn trả đến giờ vẫn chưa thấy đâu. Và nguyên nhân chậm tiến độ ở dự án này cũng được giải thích là có khó khăn về tài chính.

Một dấu hiệu khác cho thấy Vinashin có bất ổn về tài chính từ hồi đầu tháng 6, một số công ty con trực thuộc tập đoàn này đã phải làm đơn tố cáo Vinashin nợ dây dưa 150 tỉ đồng khiến các công ty này đứng trước nguy cơ phá sản và hàng ngàn công nhân phải mất việc. Đến nay, chuyện này vẫn chưa được xử lý rõ ràng.

Là một trong những tập đoàn kinh tế mạnh của Nhà nước, đã nhận nhiều sự hỗ trợ của Nhà nước như được giao 750 triệu USD tiền bán trái phiếu Chính phủ, những dấu hiệu khó khăn về tài chính của Vinashin và các đơn vị thành viên qua hai dự án trên là điều khó hiểu. Người ta dễ liên tưởng đến việc mới đây nhất, Vinashin tuyên bố thoái toàn bộ vốn đầu tư khỏi tập đoàn Bảo Việt với số cổ phiếu nắm giữ 20,4 triệu, giá vốn đầu tư 1.467 tỉ đồng. Nếu tính theo giá thị trường, Vinashin lỗ khoảng 600 – 650 tỉ đồng.

Từ thực tế này, những câu hỏi đặt ra là liệu tập đoàn này đầu tư ra ngoài ngành có liên quan gì đến các khó khăn về tài chính hiện nay?

 

( Theo Mạnh Quân // SGTT Online)

  • Nhà máy điện Hiệp Phước nhận khí đốt từ Phú Mỹ
  • Doanh nghiệp Việt tin tưởng kinh tế đang phục hồi
  • 30/4/2010: “Siêu trung tâm thương mại” Vincom Center Shopping Mall sẽ đi vào hoạt động
  • Samsung: Lợi nhuận tăng rất mạnh
  • Vietnam Airlines lãi 65 tỷ đồng do tiết kiệm chi phí
  • Tòa tháp Dolphin Plaza sẽ hoàn thành vào năm 2011
  • Nhà máy Dung Quất vận hành gần 100% công suất
  • Nokia sắp "nhập giới" PC bằng mẫu Netbook đầu tiên
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao