Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Citigroup cắt bỏ nhiều bộ phận để tồn tại

Citigroup đã và có thể tiếp tục bán lại một số bộ phận quan trọng trong tập đoàn để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Ngày 13/1, tập đoàn này đã ký thỏa thuận với Morgan Stanley để thành lập liên doanh mang tên Morgan Stanley - Smith Barney. Để nắm giữ 51% cổ phần của liên doanh này cùng 4 vị trí trong hội đồng quản trị, Morgan Stanley phải trả cho Citi 2,7 tỷ USD. Còn Citi sẽ góp 100% cổ phần của Smith Barney vào liên doanh Morgan Stanley - Smith Barney và nắm giữ 49% cổ phần của liên doanh mới này.

Ngoài ra, giới quan sát cũng dự báo, Citigroup còn có thể bán lại bộ phận cho vay tiêu dùng mang tên CitiFinancial, bộ phận quản lý tài sản mang tên Nikko Asset Management có trụ sở tại Tokyo, và bộ phận bảo hiểm mang tên Primerica.

Đây là những nỗ lực cải tổ mới nhất của CEO Vikram Pandit của Citigroup trong 13 tháng lãnh đạo tại tập đoàn này. Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đã khiến ngân hàng từng một thời là ngân hàng lớn nhất nước Mỹ này tới bờ vực của sự đổ vỡ, phải sa thải hàng loạt nhân viên và viện tới sự cứu trợ của Chính phủ Mỹ.

Tháng 11/2008, Citigroup tuyên bố cắt giảm 52.000 việc làm trên toàn cầu, tương đương với 15% lực lượng lao động của tập đoàn này.

Tuy nhiên, bất chấp động thái bơm vốn với tổng số tiền lên tới 45 tỷ USD của Chính phủ Mỹ, Citigroup tiếp tục phải đối mặt với những khoản thua lỗ khổng lồ. Trong quý 4/2008, Citigroup có khả năng đã gánh khoản lỗ hoạt động lên tới 10 tỷ USD. Ước tính, khoản lỗ ròng của Citigroup trong năm cả năm 2008 có thể là hơn 12 tỷ USD. Tuần tới, Citigroup sẽ công bố kết quả kinh doanh quý 4/2008.

Dự báo, trong thời gian tới, thua lỗ sẽ chưa chịu buông tha tập đoàn này. Cộng chung, kể từ khi CEO Pandit nhậm chức tới nay, Citigroup đã lỗ ròng tổng cộng 20 tỷ USD.

Trong tình hình này, mô hình “ngân hàng tổng hợp toàn cầu” như lời mô tả cách đây 6 tháng của CEO Pandit dường như không còn phù hợp nữa. Ông Bill Smith, người sáng lập công ty Smith Asset Management Inc. - một cổ đông của Citigroup - cho rằng, mô hình siêu thị tài chính “sẽ chẳng bao giờ có hiệu quả” và đã kêu gọi Citigroup tách bỏ những bộ phận kinh doanh không phải là trọng tâm.

Những bộ phận mà Citigroup duy trì sẽ bao gồm bộ phận ngân hàng bán lẻ, tư vấn sáp nhập, bảo lãnh phát hành, thanh toán, cho vay doanh nghiệp và xử lý giao dịch cho khách hàng. Citigroup vẫn sẽ tiếp tục tăng cường hoạt động toàn cầu để khẳng định sức mạnh của mình. Hoạt động ngân hàng của Citigroup hiện có mặt tại 106 quốc gia trên thế giới và chiếm hơn một nửa trong tổng số doanh thu 81,7 tỷ USD của tập đoàn trong năm 2007.

Citigroup có lịch sử từ năm 1812, với tiền thân là Ngân hàng City Bank of New York. Năm 1998, Citigroup ra đời khi Tập đoàn Citicorp sáp nhập với Travelers Group. Vụ sáp nhập này được coi là dấu mốc quan trọng trong lịch sử của Citigroup. Trước đó, Travelers Group - tập đoàn sở hữu bộ phận môi giới Smith Barney - đã chi 9 tỷ USD để mua lại ngân hàng đầu tư Salomon.

Từ khi khủng hoảng tài chính bùng nổ, giá cổ phiếu của Citigroup đảo chiều và gần như rơi tự do. Cổ phiếu của tập đoàn này mất giá 47% trong năm 2007 và tiếp tục mất thêm 77% trong năm 2008, trở thành cổ phiếu ngân hàng lớn tệ nhất ở Mỹ trong hai năm qua. Riêng từ đầu năm nay, cổ phiếu của Citigroup đã mất giá 12%.

(Theo VnEconomy)

  • Công ty TNHH Một thành viên Cấp thoát nước - Môi trường Bình Dương: Năm 2008, doanh thu đạt trên 182 tỷ đồng
  • DPM sẽ bán bớt tỷ lệ vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
  • Viettel công bố lợi nhuận đạt 8.600 tỷ đồng
  • Sony lần đầu tiên thua lỗ sau 14 năm
  • Lenovo trước áp lực suy thoái kinh tế toàn cầu
  • 2008 và những thành công mang tính lịch sử của Apple
  • Bảo Việt đạt lợi nhuận trước thuế gần 200 tỷ đồng
  • Nhà máy Dung Quất giúp chủ động nguồn xăng dầu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao