Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp Việt Nam và Đan Mạch

Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Peter Lysholt Hansen đã khẳng định có nhiều cơ hội và thách thức tại thị trường Việt Nam đối với các doanh nghiệp Đan Mạch.

Tại cuộc hội thảo về vật liệu xây dựng, in ấn và bao bì tại Hà Nội ngày 6/10, Đại sứ Hansen nói Việt Nam có nhiều lợi thế như tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, lực lượng lao động trẻ, có tay nghề cao.

Việc Việt Nam tập trung hơn vào chất lượng và cải thiện môi trường đã tạo ra nhiều tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và bán các vật liệu xây dựng thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng, cũng như trong ngành in và bao bì, ngài Đại sứ nói.

Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Văn Bắc, Vụ phó Vụ Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng, cho rằng với thị trường tiêu thụ vật liệu xây dựng lớn và nhu cầu cao về xây dựng cơ sở hạ tầng và xây nhà, lĩnh vực vật liệu xây dựng của Việt Nam là một thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư.

Việt Nam còn có tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng đa dạng và phong phú, nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn và chất lượng tốt, nguồn nhân lực đông đảo và được đào tạo tốt, chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam thông thoáng và cởi mở, ông Bắc khẳng định.

Ông Christian Hvass, Giám đốc điều hành Reproflex Vietnam, công ty liên doanh giữa Đan Mạch và Việt Nam về giải pháp in ấn, chia sẻ ý kiến về những lợi thế trong kinh doanh tại Việt Nam như tiềm năng thị trường lớn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong lĩnh vực đóng gói-bao bì, có vị trị địa lý đắc địa, dễ tiếp cận đến các thị trường khác, thị trường tăng trưởng nhanh, chi phí lao động thấp hơn so với Đan Mạch. Thêm vào đó là sự hỗ trợ của Cơ quan hợp tác phát triển Đan Mạch (DANIDA).

Theo ông Hvass, hiện nay nhiều thương hiệu nước ngoài lớn đã xuất hiện tại thị trường Việt Nam như Procter&Gamble, Unilever, Friesland Foods, cùng với các thương hiệu nổi tiếng trong nước như VinaMilk, Trung Nguyên với nhu cầu lớn về in ấn-bao bì và đóng gói, đã tạo ra thị trường đầy tiềm năng cho lĩnh vực này.

Tuy nhiên, bất đồng ngôn ngữ, cơ sở hạ tầng chưa phát triển mạnh, đường truyền internet và cung cấp điện không ổn định và chi phí cao, lạm phát còn ở mức cao và thủ tục hành chính rườm rà là những thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp Đan Mạch trong việc hợp tác và kinh doanh tại Việt Nam, ông Hvass nói.

Hội thảo “Vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường, In ấn và Bao bì, Quan hệ Hợp tác Việt Nam-Đan Mạch” là một phần trong chương trình của đoàn 18 công ty Đan Mạch đang ở thăm và tìm hiểu cơ hội hợp tác kinh doanh tại Việt Nam.

(Theo Thông tấn xã Việt Nam)

  • Đoàn doanh nghiệp Mỹ tới VN tìm cơ hội hợp tác
  • Bosch sẽ lập mạng lưới phân phối chính thức tại VN
  • Doanh nghiệp Mỹ tới VN tìm kiếm cơ hội kinh doanh
  • BankInvest thành cổ đông chiến lược của Sơn Kim Fashion
  • Siemens bảo trì thiết bị Nhà máy điện Cà Mau
  • Thành lập Hiệp hội doanh nhân VN ở nước ngoài
  • Prosperity Initiative giúp nâng cao giá trị cây dừa Bến Tre
  • Vinpearl đầu tư gần 300 tỷ đồng xây khu nghỉ dưỡng tại Hội An
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao