Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công ty Cổ phần Sợi Quang Việt: Khởi công nhà máy sản xuất sợi quang đầu tiên ở Đông Nam Á

UPC ký kết chuyển giao công nghệ VFO
Vào ngày 20-5 tới, tại Khu công nghiệp (KCN) Bàu Bàng (Bến Cát, Bình Dương) sẽ chính thức diễn ra Lễ trao Giấy chứng nhận đầu tư và

động thổ xây dựng nhà máy sản xuất sợi quang hiện đại đầu tiên ở Đông Nam Á của Công ty Cổ phần Sợi quang Việt (VFO). Dự án có tổng vốn đầu tư 176 triệu USD, được Công ty UPC (Israel) chuyển giao công nghệ.


Tầm nhìn VFO


Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ cáp quang đang trở thành ngành công nghiệp quan trọng nhất hiện nay, bởi lẽ công nghệ cáp quang là phương pháp rất tiên tiến cho việc truyền thông tin dữ liệu trên một cự ly dài (xuyên châu lục, đại dương) và cự ly ngắn (địa phương). Trước nhu cầu truyền tải lượng lớn thông tin, dữ liệu thông qua một đường truyền duy nhất, tốc độ cao (bandwidth) đang ngày càng lớn mạnh thì sự ra đời của cáp quang (fiber optic) đáp ứng các yêu cầu này. Nhờ cáp quang mà việc truyền dẫn âm thanh, giọng nói, hình ảnh với tốc độ cao đã được thực hiện khắp toàn cầu một cách dễ dàng, nhanh chóng.


Chính vì lẽ đó, hướng đến sự phát triển bền vững trên nền tảng công nghệ cao, tháng 8-2008 Công ty Cổ phần Sợi quang Việt (VFO) được thành lập với mục tiêu chuyên sản xuất sợi cáp quang và đầu tư các dự án công nghệ cao. Tiếp đó, ngày 4-9-2008, VFO đã ký hợp đồng chuyển giao công nghệ trọn gói với Công ty UPC (Ultra pure core - IJL Ltd) của Israel, cung cấp giải pháp cho nhà máy sản xuất sợi quang của VFO. Dự án này được ghi nhận là một trong những nỗ lực thúc đẩy sự hợp tác kinh tế một cách có hiệu quả giữa hai quốc gia Việt Nam và Israel trên lĩnh vực công nghệ cao. Dự án có tổng vốn đầu tư lên đến 176 triệu USD và được xây dựng trên diện tích 4 ha bao gồm 1 nhà máy sản xuất sợi quang có quy trình thiết kế hiện đại và 1 nhà máy sản xuất khí gas siêu tinh khiết (99,9999%).


VFO chọn KCN Bàu Bàng để xây dựng nhà máy và đây là nhà máy đầu tiên ở Đông Nam Á áp dụng công nghệ sản xuất sợi quang kỹ thuật cao thuộc thế hệ mới, thế hệ 2 (sợi 2.0) mang nhiều ưu điểm so với loại sợi hiện nay như năng suất cao, tiết kiệm chi phí. Quy trình sản xuất sợi quang 2.0 thế hệ mới này theo phương pháp lai hóa (hybrid) giữa lắng đọng hơi hóa học tiên tiến (MCVD) và lắng đọng hơi ngoài (OVD). Tiến trình sản xuất sợi 2.0 được bắt đầu từ trong những ống silicat và từ hỗn hợp khí hóa học siêu tinh khiết. Các khí siêu tinh khiết này sẽ được dẫn vào ống và phản ứng ở nhiệt độ cao, lắng dọc thành trong của ống và tạo thành lớp thủy tinh. Khi các lớp này đã được lắng lại thì ống giảm nhiệt độ cho đến khi tạo thành một thanh thủy tinh rắn, cấu hình và thành phần cho những sợi quang được tạo ra. Giai đoạn cuối của tiến trình liên quan đến việc nung nóng chảy thanh thủy tinh và kéo dài ra cho đến khi đạt được kích cỡ khoảng 125µm.


Bước đột phá về công nghệ


Hiện nay, sản phẩm sợi quang là loại vật liệu tiên tiến, cần thiết trong công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ vũ trụ, các ngành quân sự, thăm dò dầu khí, vật lý, hóa học, y học... Vì vậy, nhà máy VFO tại Bình Dương với các loại sản phẩm chính gồm cáp viễn thông đường dài đặt ngầm dưới biển, cáp ứng dụng, cáp nghiên cứu, cáp đặc biệt... sẽ đóng góp quan trọng vào công cuộc phát triển ngành công nghệ thông tin, áp dụng vào thực tiễn công nghệ kết nối internet tiên tiến bằng sợi quang đến mọi nhà cho người dân Việt Nam. Bên cạnh đó còn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu phục vụ cho nhu cầu thị trường châu Âu, Mỹ, Úc và châu Á.


Tại Việt Nam, tuyến dây cáp quang viễn thông đầu tiên nối Hà Nội với TP.Hồ Chí Minh được lắp đặt vào năm 1997 đã cải thiện một bước căn bản chất lượng thông tin của Việt Nam cả về dung lượng lẫn chất lượng truyền dẫn thông tin số với  tuyến dây cáp đồng trước đây. Tuy nhiên, ngoài các trục cáp quang viễn thông chính, nhu cầu về cáp quang cho các đường truyền viễn thông còn rất to lớn. Hiện tại, hàng chục tỉnh, thành ở Việt Nam vẫn chưa được kết nối với nhau bằng hệ thống cáp quang. Trong tương lai, khi triển khai công nghệ cáp quang  mang nhiều đặc tính tối ưu nói trên, hệ thống thông tin đa lĩnh vực sẽ được truyền dẫn một cách có hiệu quả thông qua hệ thống cáp quang, kết nối đến các trung tâm kinh tế, thương mại và văn hóa trên từng quốc gia khắp toàn cầu.


Với tầm quan trọng trên, nhà máy sợi quang VFO bằng dây chuyền hiện đại và công suất sản xuất dự kiến 1 triệu km sợi quang/năm, phục vụ nhu cầu sợi quang trong nước và xuất khẩu là bước đi quan trọng mang tính đột phá trong công cuộc cách mạng thông tin đang phát triển mạnh mẽ. Theo lãnh đạo VFO “Dự án đầu tư này là bước khởi đầu tạo nền tảng và tiền đề vững chắc cho việc phát triển ngành công nghệ cáp quang của Việt Nam”.
 

 

(Theo TRỌNG MINH // Báo Bình Dương)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao