Sau phiên họp thứ nhất, ngày thứ hai của Đại hội đại biểu lần thứ III Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam nhiệm kỳ 2008 – 2010 tiếp tục bàn về các vấn đề quan trọng nhằm phát triển đội ngũ doanh nhân trẻ Việt Nam. Đặc biệt, trong sáng nay sẽ diễn ra phiên đối thoại quan trọng giữa đại diện Chính phủ và các Bộ, Ngành với cộng đồng doanh nhân trẻ Việt Nam.
Đến dự Đại hội có Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng; đồng chí Vũ trọng Kim - Uỷ viên Ban chấp hành TW Đảng, Phó trưởng ban thường trực Ban Dân vận trung ương; đồng chí Đào Tấn Lộc – Uỷ viên BCH TƯ Đảng, Bí thư tỉnh uỷ Phú Yên và các đồng chí lãnh đạo Bộ, Ngành. Về phía TƯ Đoàn có đồng chí Lâm Phương Thanh – Bí thư thường trực BCH TW Đoàn và các đồng chí khác.
Thay mặt Đoàn Chủ tịch, anh Bùi Quảng Hà - Phó Chủ tịch Hội DNT khoá 2 đọc báo cáo kết quả ngày làm việc thứ nhất của Đại hội. Trong ngày làm việc thứ nhất, Đại hội đã Hiệp thương bầu 86 đại biểu doanhh nghiệp trẻ vào Ban chấp hành Trung ương Hội nhiệm kỳ III, bầu 25 đại biểu vào đoàn Chủ tịch và bầu các chức danh Chủ tịch và 5 Phó Chủ tịch. Đại hội đã nhận được sự đồng thuận cao từ các đại biểu. Cũng trong ngày làm việc thứ nhất, các đại biểu dự đại hội đã nhất trí đổi tên Hội từ tên cũ là Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam thành Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam.
Tối ngày 13/12/2008, Đại hội cũng đã trao giải thưởng Sao đỏ, Kỷ niệm chương cho Lãnh đạo Đảng nhà nước và các đồng chí lãnh đạo cũ, các doanh nhân trẻ có đóng góp cho phong trào xây dựng kinh tế đất nước. Đồng thời trao tặng 500 triệu trong chương trình "Nghĩa tình biên cương, hải đảo" nhằm hỗ trợ và chia sẻ khó khăn với các đồng bào, đồng chí đang làm nhiệm vụ ở vùng biên giới, hải đảo của tổ quốc.
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội DNT khoá 2 - ông Phạm Tấn Công đã báo cáo sơ qua về tình hình hoạt động của Hội trong bối cảnh hiện nay. Ông Công cho biết, Hội từ chỗ chưa đến 1.000 người đến nay đội ngũ này đã lên tới hơn 5.000 người và có những doanh nhân trẻ đang lãnh đạo một doanh nghiệp với quy mô lớn. Đội ngũ doanh nhân trẻ có thể vượt lên đến hơn 10.000 người tới năm 2010. Các doanh nghiệp hội viên đang tạo công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn lao động. Tuy số lượng hội viên chưa đông nhưng các hội viên đã kết nối một cách chặt chẽ và lôi cuốn rất nhiều người và các doanh nghiệp trẻ vào các phong trào như tham gia Giải thưởng Sao Đỏ.
6 đặc điểm nổi bật của doanh nhân trẻ là mới hình thành và gắn liền với sự phát triển của kinh tế, ra đời trong lòng xã hội chủ nghĩa, xuất thân từ tầng lớp công nhân; có trình độ học vấn và có ý chí làm giàu; có ưu thế trong kinh doanh; Sống gắn bó và có gắn với cộng động; Nhưng nét đặc biệt là có lòng yêu nước và mong muốn đưa đất nước thoát nghèo để phát triển.
Nói tới thị trường là nói tới cạnh tranh, nói tới phát triển. Chúng ta đoàn kết để cạnh tranh, để phát triển. Trong kinh tế, thì sự cạnh tranh rất quyết liệt. Các đồng chí cùng Chính phủ tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp VN có thể cạnh tranh một cách bình đẳng để phát triển. Chúng ta cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế trên mọi lĩnh vực. Đòi hỏi chúng ta phải gồng mình lên để chiến thắng trên sân nhà, trong khu vực, trên thương trường quốc tế. Chúng ta phải nắm bắt mọi cơ hội để phát triển sức mạnh cộng đồng trên phạm vi quốc tế để tạo ra cho mình sức mạnh để hội nhập được, để thành công. Chúng ta phải là những người chiến thắng trong công cuộc hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng. Mới hai năm thôi, có thuận lợi, có khó khăn, nhưng thuận lợi là cơ bản. Nếu chúng ta không nắm bắt được thuận lợi thì chúng ta sẽ gặp khó khăn. Chính phủ cùng các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trẻ cùng bàn thảo để làm sao chúng ta hội nhập thành công.
Đối thoại trong điều kiện trong nhiệm kỳ III của Hội. Trong ba năm này, nhiệm vụ của Hội là rất nặng nề. Chúng ta vừa vượt qua làn sóng lạm phát thì đang đứng trước cuộc khủng hoảng tài chính tín dụng và sự suy giảm nặng nền về kinh tế trên toàn cầu. Trong điều kiện nước ta, ảnh hưởng đó đã nhìn thấy được. Từ tháng 6 đến nay, các ngành như nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, vận tải… có phát triển nhưng rất khó khăn. Ngành vận tải đang có chiều hướng giảm xuống. Cơn sóng này ảnh hưởng tới chúng ta rất mãnh liệt. Nó làm cho sản xuất kinh doanh khó khăn, làm cho xuất khẩu khó khăn. Trong 3 tháng liên tục, xuất khẩu giảm làm thâm hụt cán cân kinh tế, dẫn đến bất ổn vĩ mô. Thâm hụt thương mại của chúng ta trong ba tháng liên tục đang đứng thấp hơn các nước có cùng suy thoái.
Ông Cao Tiến Vị thay mặt Hội các nhà doanh nghiệp trẻ TP Hồ Chí Minh: Mọi người đều nhìn nhận ra khó khăn của nền kinh tế chung và của các doanh nghiệp, ở đây chúng ta bàn về giải pháp để tháo gỡ những khó khăn đó. Chính phủ Trung Quốc đã có những giải pháp về vốn, về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Còn ở Việt Nam, mặc dù chúng ta đã có biện pháp nhưng chưa có mạnh mẽ và quyết liệt. Chúng tôi muốn đột phá nhưng muốn thế thì Chính phủ phải tạo điều kiện cho chúng tôi. Chúng ta cần phải mạnh mẽ hơn nữa, như trong lĩnh vực xây dựng cần mở rộng chính sách hơn nữa thì sẽ kích hoạt được ngành xây dựng phát triển và có ảnh hưởng tới sự phát triển nền kinh tế đất nước. Và chúng tôi hy vọng Chính phủ tạo niềm tin cho doanh nghiệp trẻ để chúng tôi có thể nỗ lực vượt qua khó khăn này.
Ông Trần Đình Hải – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Lai Châu: Hiện nay, các doanh nghiệp rất khó tiếp cận nguồn vốn vay vậy cần có giải pháp gì để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong vấn đề này? Tôi rất tâm đắc với câu nói của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng lúc mở đầu phiên đối thoại là “Doanh nhân Việt Nam phải thắng ở sân nhà mới thắng được ở sân khác”. Tôi muôn hỏi, đầu tư nước ngoài phải có hỗ trợ về vốn vậy doanh nghiệp cần phải có những giải pháp gì để có thể nhận được sự hỗ trợ về vốn?
Ông Nguyễn Toàn Thắng – Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả lời: Doanh nghiệp và ngân hàng cần vượt qua khó khăn và phát triển, tăng cường liên kết cả chiều dọc và chiều ngang. Với chức năng và nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt và chặt chẽ tạo môi trường bình đẳng chung cho doanh nghiệp hoạt động và nếu tình hình tốt thì sẽ giảm lãi suất để tiếp cận nguồn vốn tốt hơn. NHNN cũng phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa tạo điều kiện cho dn tiếp cận vốn.
Một đại biểu tham gia phiên đối thoại thắc mắc: Các doanh nghiệp trẻ Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài, vậy chính sách thúc đẩy doanh nghiệp trẻ Việt Nam có những khó khăn và thuận lợi như thế nào?
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng trả lời: Về vấn đề hỗ trợ xuất khẩu, hiện nay chính phủ đã có thể chế và Bộ Kế hoạch sẽ tiếp tục phát triển để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Hiện nay chính phủ cũng đã ký các Hiệp định bảo hộ nước ngoài để bảo hộ cho doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam làm ăn và ngược lại. Thêm nữa, chính phủ cũng đã tổ chức nhiều hội thảo diễn đàn trong nước và quốc tế để cùng nhau trao đổi phát triển làm ăn, cho phép triển lãm trong nước ra nước ngoài và ngược lại để phát triển. Tuy bước chân chúng ta không dài nhưng cũng đã liên lạc được với bên ngoài. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải đoàn kết gắn bó để không làm giảm uy thế và thương hiệu của nước ta trên trường quốc tế. Trước mắt nên tranh thủ thị trường trong khu vực rồi sẽ tiến ra rộng hơn
Đại biểu Phan Đình Tuệ tỏ ra rất băn khoăn lo lắng với suy thoái kinh tế nhưng nếu lo lắng quá thì sẽ càng gặp khó khăn hơn. Ông cho rằng, điều quan trọng là chúng ta phải có sức đề kháng tốt thì mới vượt qua. Không có lí do gì là khủng hoảng không thể vượt qua được. Mục tiêu của Đảng và Nhà nước là xây dựng phát triển nông thôn bình vững và nông nghiệp cũng đem lại phát triển rất lớn cho đất nước. Nhưng mà lời giải phòng ngừa rủi ro cho phát triển sản phẩm nông nghiệp nông thôn là chưa cụ thể.
Phó thủ tướng trả lời: Thế giới khó khăn nhiều hơn chúng ta vì chúng ta có mức cung cầu ổn định, kích cầu trong nước và ngoài nước cũng được và làm ra những nhu yếu phẩm cho con người – cơ bản là hàng rẻ. “Đói mấy cũng phải ăn”. Trong lúc mọi người khó khăn thì ta có khó khăn ít hơn nghĩa là chúng ta có nhiều thuận lợi hơn, do đó phải chớp lấy cơ hội để mà làm ăn.
Còn vấn đề nông nghiệp nông thôn; nhà nước sẽ tiếp tục có cơ chế để đẩy mạnh bảo hiểm nông nghiệp nông thôn để kích cầu sản xuất đảm bảo được thế mạnh của chúng ta. Chúng ta cũng đã thực hiện những lãi suất ưu đãi đặc biệt là lãi suất ưu đãi cho nông nghiệp. Cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi đủ mạh cho nông nghiệp và nông thôn sẽ được thực hiện tốt hơn.
Một đại biểu thắc mắc về gói kích cầu 1 tỷ USD. Theo đại biểu này, cấn đề giải ngân của gói kích cầu này ở BIDV cần phải xem xét; bởi nhanh quá sẽ không có ích lợi mà chậm thì không còn giá trị mà chỉ ở một ngân hàng sẽ có gặp khó khăn. Thứ hai là gói này chưa tập trung vào gói kích cầu tiêu dùng và xuất khẩu là chưa có mà chỉ là cầu đường giao thông…tức là chủ yếu vào cơ sở hạ tầng.
Trả lời câu hỏi này, Phó Thủ tướng cho biết: Không phải chỉ có BIDV mà gói kích cầu này gồm nhiều nguồn; phát hành trái phiếu tiếp tục đầu tư vào mục tiêu đã định như trường học, bệnh viện cơ sở hạ tầng, …mà chủ yếu là nông nghiệp nông dân nông thôn; nhà ở đối với người nghèo, để cơ bản trong một vài năm tới sẽ có. Thứ hai là vấn đề miễn giảm hoãn và chậm thu thuế là biện pháp kích cầu dùng chính sách kích cầu đề phát triển.
Thứ ba, Chính phủ sẽ sử dụng quỹ nhà nước để đầu tư ra chủ yếu là phát triển sản xuất kinh doanh phát triển làm như vậy kích cả cung và cầu để thúc đẩy phát triển kinh tế. Với những phương thức như trên thì Bộ tài chính sẽ có con số cụ thể về gói giải pháp này.
Giám đốc Chi nhánh Bảo hiểm đại diện ở Sơn La thắc mắc: một trong những chương trình là xây dựng thương hiệu nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp trẻ Việt Nam nhưng trên thực tế chỉ có tác dụng ở các địa phương. Phương hướng giải pháp của chính phủ để nâng cao năng lực cạnh tranh được đưa ra như thế nào ở các địa phương đặc biệt như ở Sơn La?
Hỗ trợ chính sách bảo hiểm cho nông nghiệp và bộ tài chính nên đẩy mạnh việc thí điểm này. Các nhà kinh doanh bảo hiểm này nhà nước sẽ có những chính sách để hỗ trợ cho doanh nghiệp bảo hiểm, hỗ trợ về kinh phí để các nhà kinh doanh bảo hiểm có vốn để phát triển và kế hoạch phát triển.
Đại diện tỉnh Yên Bái thắc mắc: Thực trạng doanh nghiệp Việt Nam là quy mô nhỏ. Và chúng ta đang thua trên sân nhà. Đặc biệt dịch vụ bán lẻ đã phát triền mà chúng tôi thấy ngay ở địa bàn thủ đô Hà Nội chưa có dịch vụ nào phát triển vượt Big c và Metro. Làm thế nào trong thời gian tới chúng ta xây dựng được một vài tập đoàn Việt Nam để xuất khẩu tốt ra nước ngoài?
Thứ trưởng Bộ Công thương trả lời: Từ 1/1/2009, mở cửa thị trường bán lẻ cho doanh nghiệp nước ngoài nhưng không mở cửa cho một số mặt hàng như thuốc lá, xăng dầu, …mà chỉ mở cửa các mặt hàng như sắt thép…và chỉ được mở môt điểm bán lẻ và không được mở điểm bán lẻ thứ hai – Đây là một rào cản để giúp đỡ danh nghiệp trong nước. Môi trường cạnh tranh có những thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia thị trường. Do đó chúng ta phải đổi mới tư duy để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đất nước. Cải cách các thể chế hành chính và khai thác tối đa kết cấu hạ tầng của nước ta và phát triển nguồn nhân lực – đây là những giải pháp đồng bộ để phát triển chứ không trông chờ vào một cá nhân cá lẻ nào.
Kết thúc phiên đối thoại này, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng nói, doanh nghiệp và Chíng phủ cần có sự gặp nhău về chính sách để đưa chính sách vào cuộc sống của doanh nghiệp. Mong rằng Hiệp hội doanh nghiệp trẻ sẽ kết nối với cơ quan chính phủ một cách tốt hơn.
(Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com