Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đại kế hoạch của SCIC

Theo kế hoạch mà Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đặt ra, thì đến năm 2015, SCIC sẽ tiếp nhận 1/3 vốn tại các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước. Và đến năm 2020, mục tiêu trở thành đầu mối quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước của SCIC sẽ được hoàn tất.
 
Khi đó, ông Lê Song Lai, Phó tổng giám đốc SCIC cho biết, sẽ chỉ có khoảng 100 tổng công ty quy mô đủ lớn, có năng lực cạnh tranh quốc tế do SCIC làm đại điện chủ sở hữu.
 
Tuy nhiên, lộ trình này có thể sẽ phải được cân nhắc lại khi việc giao SCIC làm đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã bị tạm dừng theo chỉ đạo của Bộ Chính trị.
 
Ngay cả mục tiêu thoái vốn của SCIC đối với khoảng 80% trong số gần 800 doanh nghiệp có vốn Nhà nước mà SCIC đưa ra chắc cũng sẽ mất thêm nhiều thời gian do sự trồi sụt của thị trường chứng khoán.
 
Điều đó có nghĩa là, SCIC đang đối mặt với cuộc chạy đua để trở thành ứng cử viên cho vị trí đại diện chủ sở hữu Nhà nước với các “đại gia”.
 
Tham vọng của SCIC
 
Cũng phải nhắc lại rằng, đại kế hoạch của SCIC được đưa ra kèm theo đó là một loạt đề nghị mạnh mẽ nhằm nâng cao năng lực cho SCIC, đó là xây dựng hệ thống khuôn khổ pháp lý riêng và đồng bộ cho hoạt động của SCIC; cho phép SCIC chủ động tối đa trong việc thực hiện đầu tư và thoái đầu tư vốn Nhà nước; bổ sung nguồn nhân lực cho SCIC.
 
Tổng công ty này cũng kiến nghị về việc xây dựng một luật riêng đối với chính sách đầu tư kinh doanh vốn hoặc đối với tổ chức và hoạt động của SCIC trong trung hạn.
 
Gọi là đại kế hoạch bởi SCIC mới có tuổi đời được 3 năm, hiện đang thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước ở gần 800 doanh nghiệp “bé li ti” với tổng giá trị sổ sách vào khoảng 6.924 tỷ đồng.
 
Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam còn đặt câu hỏi về trình độ quản trị của SCIC khi phải làm việc với các doanh nghiệp “li ti”. “Trình độ quản trị doanh nghiệp luôn đồng hành cùng với quy mô của doanh nghiệp. Hơn thế, bản thân SCIC phải vừa quản trị chính mình, vừa quản trị gần 800 doanh nghiệp khác”, ông Thiên phân tích và cho rằng “có thể sẽ là quá sức với SCIC nếu như nhận thêm các tập đoàn vốn đòi hỏi rất cao về trình độ quản trị cộng với những khác biệt về hoạt động so với các doanh nghiệp kinh doanh thuần túy”.

Lo ngại này là có cơ sở, nhất là khi số lượng nhân viên đang làm việc tại SCIC hiện vào khoảng 150 người.
 
Tất nhiên, phía SCIC cho rằng, với thời gian 3 năm hoạt động, SCIC khó có thể chứng minh được năng lực của mình. Ngay cả các mô hình quản lý phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp ở nhiều nước như Temasek (Singapore), Khazanah (Malaysia) cũng phải mất cả chục năm để khẳng định sự thành công.
 
Ủy ban quản lý và giám sát tài sản Nhà nước của Trung Quốc (SASAC), mô hình tổ chức thuộc Chính phủ của Trung Quốc vốn được nhiều chuyên gia của Việt Nam coi là tương đối phù hợp với điều kiện của Việt Nam cũng chưa được các chuyên gia SASAC thừa nhận là thành công do những tồn tại trong các định hướng về phát triển doanh nghiệp Nhà nước của Trung Quốc.
 
“Vấn đề ở đây là cần có sự kiên định về mô hình, có lộ trình và bước đi phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Những rào cản về tâm lý và xung đột lợi ích đang là lực cản của quá trình lớn lên của SCIC”, ông Lai lý giải.
 
Tranh luận xung quanh SCIC
 
Trước đó, đã có nhiều quan điểm khá khác biệt về việc giao trách nhiệm thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước quy mô lớn, hoạt động trong các lĩnh vực quan trọng.
 
Ngay cả khi SCIC lên những kế hoạch cụ thể để tiếp nhận trách nhiệm này, thì nhiều chuyên gia về đổi mới doanh nghiệp vẫn cho rằng SCIC không phải là mô hình phù hợp. Nhất là khi về loại hình doanh nghiệp, SCIC là một tổng công ty Nhà nước. Dù có hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt thì SCIC cũng khó đủ sức để đại diện chủ sở hữu Nhà nước quản lý phần vốn Nhà nước trong các tập đoàn, tổng công ty có quy mô, phạm vi hoạt động và tầm ảnh hưởng tương đương với SCIC.
 
Chưa bàn đến những đặc thù khác biệt trong mục tiêu hoạt động có gắn với điều tiết kinh tế ở tầm vĩ mô của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước lớn (điều này sẽ chi phối nhiều cơ chế, mô hình quản lý, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp), ông Trần Tiến Cường, Trưởng ban Ban Nghiên cứu đổi mới doanh nghiệp (Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) cho rằng, ngay cả SCIC vì là một doanh nghiệp Nhà nước cũng cần phải có một mô hình để thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước.
 
“Nếu như thực hiện mô hình theo đề xuất của SCIC thì sẽ có thêm tầng nấc quản lý Nhà nước. Đó là chưa kể đến việc quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tới đây sẽ được mở rộng hơn, đầy đủ hơn bao gồm cả quyền chiếm hữu, quyền sử dụng tài sản và quyền định đoạt tài sản, có nghĩa là SCIC nếu là đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước trong các tập đoàn thì sẽ có quyền can thiệp vào các hoạt động chính của doanh nghiệp như vấn đề về tiền lương, con người, công việc, cũng như giám sát các hoạt động khác của doanh nghiệp”, ông Cường phân tích.
 
Ông Cường cho rằng, một tổ chức chuyên trách trực thuộc Chính phủ sẽ phù hợp hơn với thực tế của Việt Nam. Tổ chức này sẽ quản lý giám sát việc bảo toàn và phát triển giá trị tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp, đảm bảo quyền chi phối và nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế Nhà nước trong những lĩnh vực huyết mạch của nền kinh tế quốc dân.
 
Đương nhiên, SCIC cũng thuộc quyền quản lý, giám sát của tổ chức này. Khi đó, ông Cường cho rằng, SCIC sẽ tập trung vào quản lý phần vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp cổ phần hóa hoạt động trong các lĩnh vực có định hướng kinh doanh thuần túy.
 
Chính sự phân tách giữa kinh doanh thuần túy của doanh nghiệp nói chung với hoạt động kinh doanh có gắn với điều hành kinh tế vĩ mô của các tập đoàn cũng sẽ khiến SCIC thực sự năng động, hoạt động đúng như một cổ đông. Sự nhập nhèm trong quản lý vốn và quản lý hành chính khi đó mới có thể giải tỏa được./.
 

(Theo Doanh nhân/Vietnam+)

  • Cisco Việt Nam bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới
  • DN tham gia các giải thưởng chất lượng sản phẩm phải có giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
  • Fujitsu bán phần sản xuất đĩa cứng cho Toshiba
  • Microsoft dự định cạnh tranh với Apple
  • Quý I/2009: Lợi nhuận của Ericsson giảm mạnh
  • Deutsche Bank bắt đầu có lãi
  • 20 Doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ đến Việt Nam
  • Ngân hàng Lloyds sa thải gần 985 lao động
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao