Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đề án tái cấu trúc của VNPT... “chưa hợp lệ”?

picture
Đề án tái cấu trúc của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) phải căn cứ trên đề án tái cơ cấu thị trường viễn thông của Bộ Thông tin và Truyền thông sau khi Thủ tướng đã phê duyệt.

Trong quý 3/2012, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ trình Chính phủ đề án về tái cơ cấu lại toàn bộ thị trường viễn thông.

Trao đổi với VnEconomy, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng cho biết, đề án tái cơ cấu thị trường viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng, sau khi trình và được Thủ tướng phê duyệt, trên cơ sở đề án đó, các doanh nghiệp viễn thông mới xây dựng và trình đề án của mình.

Ông Thắng cũng cho biết, trước đây, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cũng đã trình đề án tái cơ cấu của mình, trước khi đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước” được Thủ tướng phê duyệt, đồng thời cũng trước cả đề án mà Bộ Thông tin và Truyền thông đang làm và sắp tới trình Chính phủ.

“Vì thế, đề án đó (đề án của VNPT – PV) là chủ quan của doanh nghiệp, các bộ ngành cũng chưa họp, chưa có ý kiến chính thức về bất kỳ vấn đề gì”, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho hay.

Theo ông Thắng, trước đó, Bộ Thông tin và Truyền thông phải đợi Thủ tướng phê duyệt đề án “tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước” rồi mới xây dựng đề án tái cơ cấu lĩnh vực mà Bộ quản lý. Sau đó, Thủ tướng lại giao nhiệm vụ cho các bộ ngành phải làm gì, hướng dẫn các doanh nghiệp như thế nào, và như thế, lúc đó, doanh nghiệp phải làm lại đề án tái cấu trúc của mình. 

Từ thực tế trên, có ý kiến cho rằng, đề án tái cấu trúc của VNPT trước đây là “chưa hợp lệ”, vì chưa được xây dựng căn cứ trên các cơ sở hướng dẫn về tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước từ các bộ ngành liên quan.

Cũng đã nhiều lần, lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra quan điểm và định hướng phát triển đối với thị trường viễn thông là để thị trường viễn thông phát triển bền vững, hiệu quả, thì phải có ít nhất 3 doanh nghiệp và có thị phần tương đương nhau  mới có thể tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Theo quan điểm trên, rất có thể, trong đề án tái cấu trúc thị trường viễn thông của Bộ sẽ định hướng duy trì 3 mạng viễn thông chiếm thị phần tương đương nhau tồn tại trên thị trường.

Nếu vậy, “việc sáp nhập giữa hai mạng MobiFone và VinaPhone” như chủ trương của VNPT trong đề án trình Chính phủ trước đó có thể sẽ “không được Bộ ủng hộ”.

Trước đó, tại đề án tái cấu trúc của VNPT, tập đoàn này có chủ trương hợp nhất MobiFone và VinaPhone thành Tổng công ty Thông tin di động VNPT (gọi tắt là VNPT - Mobile). Đồng thời, VNPT sẽ hình thành bộ máy quản lý, điều hành của tổng công ty nhằm thống nhất quản lý, dùng chung cơ sở hạ tầng, duy trì kinh doanh cả hai thương hiệu MobiFone và VinaPhone.

(Theo Vneconomy)

  • 'Buôn' nước ngọt, Tribeco mất thương hiệu
  • Mới có 3 doanh nghiệp được công nhận nông nghiệp công nghệ cao
  • Nhà máy nước 100 tỉ đồng bên bờ vực phá sản
  • Suy thoái vẫn đua làm bánh trung thu bạc triệu
  • Chủ tịch FPT: “Khó khăn có thể sẽ kéo dài trong 18 tháng nữa”
  • Cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết hàng tồn kho
  • VWS sẽ đầu tư trên 700 triệu USD
  • Chấp nhận lỗ, Kinh Đô thoái vốn khỏi Nutifood
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao