Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Để làm chủ làn sóng đầu tư Nhật

Dây chuyền sản xuất bằng robot tự động tại một nhà máy nhựa của Nhật Bản tại Đồng Nai. Ảnh: Hoàng Phi

Dẫn đầu trong danh sách các quốc gia đầu tư vào Việt Nam hơn 3 tỉ đô la Mỹ, chiếm hơn 52% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam trong quí 1, làn sóng đầu tư từ Nhật Bản đang trở lại Việt Nam một cách mạnh mẽ. Nhưng, các chuyên gia cũng khuyến nghị Chính phủ Việt Nam cần có các chính sách đúng để làm chủ làn sóng này.

Giáo sư Trần Văn Thọ của Đại học Waseda, Nhật Bản, cho biết, trong những năm qua, cứ mỗi lúc đồng yen lên giá là giới doanh nghiệp Nhật Bản đổ xô đi đầu tư ở các thị trường nước ngoài, do phí sản xuất trong nước lên cao.

Cụ thể, các năm 1986 và 1987, làn sóng đầu tư của Nhật Bản tràn sang các nước châu Á, nhưng khi đó Việt Nam chỉ vừa mới mở cửa trong tư duy. Thời điểm đồng yen lên giá lần thứ hai là những năm từ 1993 đến 1995, và khi đó các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư khá mạnh ở Việt Nam.

Nhưng khi trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Thọ cho rằng, chính vì chính sách chưa ổn định, thủ tục hành chính rườm rà cũng như cơ sở hạ tầng yếu kém đã làm nản lòng rất nhiều doanh nghiệp khiến họ chuyển hướng sang Trung Quốc.

Nay, đang có một làn sóng ngược lại khi người Nhật không muốn dựa mãi vào Trung Quốc mà tìm đến các quốc gia lân cận làm cứ điểm, trong đó có Việt Nam.

Ông Thọ nhìn nhận đây là một cơ hội không nên bỏ lỡ, và Chính phủ Việt Nam cần phải có các chính sách để thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản một cách bài bản.

Hai điều kiện cần và đủ mà ông Thọ đề xuất gồm, thứ nhất là một chính sách thông thoáng, ổn định cùng cơ sở hạ tầng tốt. Kế đến, đối với các dự án trọng điểm, bản thân các nhà lãnh đạo tầm quốc gia phải trực tiếp đi chào mời, tiếp thị. “Dĩ nhiên, không thể chào mời xong rồi đưa cho các cơ quan bên dưới tự lo, mà họ phải trực tiếp theo dõi, chỉ đạo triển khai”, ông Thọ nói.

Ông Takahisa Onose, Giám đốc phụ trách bộ phận doanh nghiệp Nhật Bản của Ernst & Young Việt Nam (Director of Indochina Leader of Japan Business Services), lưu ý rằng các doanh nghiệp Nhật Bản thường xem xét các yếu tố như dân số, chi phí nhân công, sự minh bạch trong hệ thống luật lệ, mức thuế, tình hình kinh tế, cơ sơ hạ tầng…để đầu tư.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông cho biết rằng điểm mạnh của Việt Nam là dân số đông và chi phí lao động, nhưng điểm nghẽn lại là mức thuế cũng như sự minh bạch nếu so sánh với các thị trường trong khu vực. Ông kêu gọi Chính phủ Việt Nam cần “cải thiện môi trường kinh doanh hơn nữa” để thu hút giới đầu tư Nhật Bản.

“Trước đây, chúng tôi tập trung đầu tư vào Trung Quốc nhưng rồi chúng tôi nhận thấy rằng nếu chỉ chú trọng vào một nước thì rất rủi ro. Vì thế, cùng với yếu tố thị trường và chi phí, chúng tôi chuyển hướng đầu tư vào Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam và Indonesia”, ông cho biết.

Ông cũng nói rằng trước đây đa số các doanh nghiệp lớn của nước này đầu tư vào Việt Nam, nhưng hiện tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đã đến, và làn sóng này sẽ tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới.

“Tất nhiên người Nhật không chỉ tìm đến duy nhất mỗi Việt Nam, vì thế vấn đề là cách thức thu hút đầu tư mới. Tôi tin tưởng chính phủ Việt Nam sẽ năng động hơn trong việc mời gọi đầu tư Nhật Bản bởi vì đây là cơ hội lớn nhất từ trước đến nay”, ông nói.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Vietcombank: không dễ đạt mục tiêu lợi nhuận năm 2013
  • Kinh Đô cũng lo bị thâu tóm?
  • Xử lý nợ Vinashin, Vinalines: “Túm” từng đồng bạc cắc!
  • Thêm hai doanh nghiệp FDI tăng vốn lớn
  • Ưu đãi vượt khung cho Samsung Bắc Ninh là dựa trên “tiền lệ”
  • Chuyện chiếc tuốc-nơ-vít Việt Nam
  • Làm ăn thời… căng thẳng ngoại giao
  • “Niềm tin của nhiều doanh nghiệp đang mất dần”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao