Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đề nghị không cổ phần hóa MobiFone

picture
Trong đề án tái cấu trúc, VNPT đề nghị Thủ tướng không cổ phần hóa MobiFobe mà sẽ cổ phần hóa toàn bộ VNPT sau năm 2015.

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã đề nghị Thủ tướng không cổ phần hóa MobiFone, thay vào đó, sẽ cổ phần hóa toàn bộ VNPT cùng các công ty chủ lực sau năm 2015.

Cụ thể, tại đề án tái cấu trúc của VNPT, tập đoàn này chủ trương hợp nhất MobiFone và VinaPhone thành Tổng công ty Thông tin di động VNPT (gọi tắt là VNPT - Mobile).

Đồng thời, VNPT sẽ hình thành bộ máy quản lý, điều hành của tổng công ty nhằm thống nhất quản lý, dùng chung cơ sở hạ tầng, duy trì kinh doanh cả hai thương hiệu MobiFone và VinaPhone

Cũng theo VNPT, tập đoàn này đã "thực hiện nghiêm túc" sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc cổ phần hóa Công ty VMS.

Cụ thể, tháng 3/2007, Hội đồng Quản trị VNPT đã báo cáo bộ chủ quản về việc phê duyệt phương án lựa chọn tư vấn cổ phần hóa MobiFone. Sau đó tháng 1/2009, Hội đồng Quản trị đã báo cáo ban chỉ đạo cổ phần hóa công ty VMS của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc phê duyệt kết quả và công bố giá trị doanh nghiệp của MobiFone.

VNPT cho biết, do kết quả trên chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cộng với điều kiện kinh tế thế giới suy thoái, việc lựa chọn đối tác chiến lược của MobiFone có khó khăn nên việc kế hoạch cổ phần hóa MobiFone bị chậm lại so với lộ trình đề ra.

Cũng trong đề án tái cấu trúc, VNPT cho rằng trong 5 năm qua, công ty VMS có vai trò quan trọng đối với hoạt động chung của VNPT. Cụ thể, VMS đã đóng góp khoảng 40% doanh thu, trên 60% tổng lợi nhuận của VNPT.

Vì thế, theo tập đoàn này, để tạo điều kiện hoạt động của tập đoàn được ổn định, đủ nguồn lực cần thiết đảm bảo cho sự thành công của quá trình đổi mới tổ chức, đảm bảo lợi ích của Nhà nước, của VNPT và người lao động,  VNPT đã đề nghị Chính phủ không cổ phần hóa MobiFone.

Số liệu thống kê năm 2011 cho thấy tổng thị phần trên thị trường viễn thông di động của ba "ông lớn" Viettel, MobiFone và VinaPhone là hơn 94%, trong Viettel chiếm hơn 36%; MobiFone chiếm 29%; VinaPhone chiếm hơn 28%; các doanh nghiệp còn lại chỉ chiếm hơn 5%. Như vậy, nếu sáp nhập MobiFone - Vinaphone, thị phần của tổng công ty mới sẽ đứng đầu thị trường, với gần 60%.

(Theo Vneconomy)

  • Phía sau “bề nổi” của các siêu thị điện máy
  • Ẩn số 'bức tử' doanh nghiệp
  • Vietnam Airlines tăng hơn 200 chuyến bay dịp 30/4
  • Công cụ để bảo vệ các doanh nghiệp xuất khẩu
  • Các doanh nghiệp xăng dầu "trần tình" chuyện lỗ lãi
  • “Cuộc chiến” tại Thuốc lá Thăng Long?
  • Tổng giám đốc PNJ nhận lương hơn 1,7 tỷ đồng/năm
  • Bị “xù” hợp đồng, Hyundai - Vinashin xin hoãn thuế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao