Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

DN ký hợp đồng chuyển giao công nghệ SX gạch không nung, thân thiện môi trường

Công ty cổ phần Tập đoàn phát triển Đoàn Minh Công (DmC) và Công ty TNHH một thành viên đầu tư và kinh doanh khoáng sản Vinaconex (Vinamine) vừa tổ chức ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ dây chuyền, thiết bị, công nghệ sản xuất gạch không nung loại xi măng -cốt liệu.

Đó là dây chuyền có công suất 35 triệu viên/năm, công nghệ tự động hóa cao, sử dụng ít nhân công, năng suất cao, cho sản phẩm đồng điều về kích thước và chất lượng.

Hơn nữa, đây là công nghệ thân thiện môi trường, không tàn phá tài nguyên đất, không ảnh hưởng tới an ninh lương thực, không dùng than để đốt nên không tàn phá tài nguyên rừng, không qua nung nên không có khói bụi, không phát thải khí gây ô nhiễm môi trường,... giúp bảo vệ môi trường.

Hợp đồng chuyển giao công nghệ trên có giá trị 4 tỉ đồng.

Ông Đoàn Văn Công - Giám đốc Công ty DmC cho biết, đây là dây chuyền công nghệ đầu tiên DmC chuyển giao cho một đối tác phía Nam, hiện tại có hàng chục đối tác đang tiếp tục đàm phán để nhận dây chuyền công nghệ từ DmC vào cuối 2010 đầu 2011. Sự hợp tác khởi đầu với Vinamine sẽ mở ra nhiều cơ hội trong hợp tác kinh doanh với các đối tác khác, mở rộng dây chuyền sản xuất gạch không nung trên phạm vi cả nước.

Theo Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020, Thủ tướng đã phê duyệt,  mục tiêu phát triển sản xuất và sử dụng loại vật liệu xây dựng không nung, thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ 20-25% vào năm 2015 và 30-40% vào năm 2020.

Theo đó, từ năm 2011, các công trình nhà từ 9 tầng trở lên sẽ sử dụng tối thiểu 30% vật liệu xây dựng không nung loại nhẹ có lượng thể tích không lớn hơn 1000 kg mỗi m3 trong tổng số vật liệu xây. 3 chủng loại vật liệu xây dựng không nung được dùng là gạch xi măng-cốt liệu, gạch nhẹ và các loại gạch khác.

Tỷ lệ gạch xi măng-cốt liệu trên tổng số vật liệu xây không nung khoảng 74% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020. Gạch nhẹ gồm gạch từ bê tông khí chưng áp và gạch từ bê tông bọt chiếm tỷ lệ 21% vào năm 2015 và 25% vào năm 2020 trên tổng số vật liệu xây không nung. Các loại gạch khác như đá chẻ, gạch đá ong, vật liệu xây không nung từ đất đồi và phế thải xây dựng, gạch silicát... đạt tỷ lệ khoảng 5% từ năm 2015 trên tổng số vật liệu xây.

Việc sử dụng vật liệu xây không nung để thay thế gạch đất sét nung có tác dụng tiết kiệm đất nông nghiệp, nhiên liệu than giảm thiểu khí phát thải gây ô nhiễm môi trường. Các dự án chế tạo thiết bị sản xuất vật liệu xây không nung sẽ được ưu đãi về thuế.

  • Vimeco làm tổng thầu dự án Splendora giai đoạn 1
  • Tập đoàn Sông Đà đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các công ty con
  • Doanh nghiệp vẫn “ngại” lạm phát, lãi suất, tỷ giá
  • VNPT đặt trạm BTS 4G đầu tiên tại Việt Nam
  • Microsoft tiến hành vụ vá lỗi lớn nhất từ trước tới nay
  • Petrolimex mua trực tiếp xăng dầu tại Dung Quất
  • Chỉ số niềm tin kinh doanh tăng 3 điểm
  • Vietnam Airlines ký hợp đồng đào tạo 60 phi công
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao