Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp kêu vì bị “cắt” ưu đãi

Việc thu hút đầu tư vào các KCN mới được hình thành sẽ rất khó khăn do chính sách thuế TNDN.
Qua một năm thi hành Nghị định 124/2008/CP có thể thấy, nhiều bất cập liên quan tới thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN) - khu chế xuất (KCX) cần sớm được giải quyết.

Doanh nghiệp trong KCN không được lợi

Trước đây, các dự án đầu tư vào KCN - KCX được hưởng nhiều ưu đãi như chỉ chịu 15% thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) trong 12 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động, được miễn 3 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% trong 7 năm tiếp theo. Nay theo quy định mới, tất cả các doanh nghiệp hoạt động ở các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau; quy mô đầu tư lớn hay nhỏ đều phải nộp 25% thuế TNDN, sau 3 năm hoạt động thì bắt đầu áp dụng miễn giảm thuế.

Ông Đặng Huy Hiệp, Phó tổng giám đốc Công ty Tôn Phương Nam cho biết, ưu đãi này trở nên vô nghĩa với Dự án Đầu tư nhà máy tôn trị giá 65 triệu USD tại KCN Nhơn Trạch 2 của Công ty, bởi theo kế hoạch, phải mất từ 3 đến 5 năm kể từ khi hoạt động, nhà máy mới có thể hoàn vốn.

Trên thực tế, số lượng doanh nghiệp mới đầu tư vào KCX - KCN đang có xu hướng giảm mạnh. Theo Báo cáo của Ban Quản lý KCN-KCX  TP.HCM (Hepza), trong năm qua, tỷ lệ cho thuê đất ở một số KCX - KCN giảm, chẳng hạn KCN Vĩnh Lộc giảm 15,71%, KCN Tây Bắc Củ Chi giảm 12%...

Ông Nguyễn Tấn Phước, Phó trưởng Ban Hepza nhận định, nếu không xem xét điều chỉnh chính sách thuế TNDN hiện hành thì việc thu hút đầu tư vào các KCN mới được hình thành sẽ rất khó khăn. “Cắt giảm ưu đãi thuế các doanh nghiệp trong KCN là chủ trương đúng, nhưng cần xây dựng lại lộ trình hợp lý để tránh gây sốc”, ông Phước băn khoăn.

Bộc lộ nhiều bất cập

Theo ông Phạm Văn Cường, Trưởng phòng Đầu tư, Ban Quản lý KCN Đồng Nai, quy định của Luật Đầu tư và Luật Thuế TNDN không thống nhất về đối tượng được hưởng ưu đãi thuế TNDN.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Luật Đầu tư (năm 2005) quy định ưu đãi đầu tư  cho dự án đầu tư thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư. Song, Luật Thuế TNDN và Nghị định 124/2008/CP mới chỉ quy định ưu đãi cho doanh nghiệp thành lập mới, mà chưa áp dụng cho dự án đầu tư mới và mở rộng thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.

Ông Võ Quang Huệ, Tổng giám đốc Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam cho biết, Công ty có trụ sở chính tại TP.HCM, với ngành, nghề kinh doanh là xuất nhập khẩu (trên thực tế, Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam cũng không được hưởng ưu đãi vì khi hoạt động ở lĩnh vực xuất nhập khẩu Công ty phải nộp là 28%thuế TNDN). Sau đó Công ty thực hiện một dự án sản xuất mới gắn với thành lập chi nhánh tại KCN Long Thành (tỉnh Đồng Nai), có tổng vốn đầu tư là 52 triệu euro, với mục tiêu là sản xuất phụ tùng, bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe. Đây là dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực công nghệ cao đang được khuyến khích đầu tư, song theo quan điểm của ngành thuế, thì đây lại là trường hợp đầu tư mở rộng (mặc dù trước đó Robert Bosch Việt Nam chưa có dự án sản xuất nào). Vì thế, Chi nhánh của Công ty Robert Bosch Việt Nam không được hưởng ưu đãi về thuế TNDN.

Cùng chung quan điểm này, ông Võ Sơn Điền, Giám đốc Marketing KCN Mỹ Phước kiến nghị Chính phủ xem xét đưa các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp phụ trợ như sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, linh kiện điện tử... vào diện được giảm thuế, vì đây là ngành công nghiệp mũi nhọn để thu hút các tập đoàn công nghiệp lớn vào đầu tư.

Cơ quan quản lý cũng... kêu

Ông Phan Thành Phi, Trưởng ban Quản lý KCN Long An cho rằng, Nghị định 124/2008/CP đã thu hẹp lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư, nên không khuyến khích nhà đầu tư tăng vốn mở rộng quy mô sản xuất, tăng sản lượng, bổ sung hoạt động, thành lập chi nhánh; không khuyến khích nhà đầu tư có năng lực, có kinh nghiệm đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc ở các địa bàn đặc biệt khó khăn, vì không được hưởng ưu đãi về thuế TNDN cho phần mở rộng quy mô như các quy định trước đây.

Theo ông Phi, một vấn đề nảy sinh gây khó khăn cho các cơ quan quản lý nữa là, tình trạng các doanh nghiệp sản xuất không vào KCN mà tự thuê hoặc mua đất bên ngoài KCN, xây dựng nhà xưởng hoặc tập hợp lại thành cụm công nghiệp. “Đa số doanh nghiệp không muốn vào KCN, do phải chịu tiền thuê đất cao, cộng với chi phí xử lý ô nhiễm môi trường, mà không được nhận bất kỳ ưu đãi nào về thuế”, ông Phi nói.

Quả thật, do chưa có các quy định pháp lý rõ ràng, nên việc quản lý cụm công nghiệp là rất khó, một khi cơ quan quản lý địa phương lơ là, thì chắc chắn, nguy cơ ô nhiễm môi trường và phá vỡ quy hoạch KCN là rất lớn.

(Theo Quang Duy // Báo đầu tư)

  • GM mở cửa nhà máy trở lại để đáp ứng nhu cầu
  • 8.000 doanh nghiệp nộp hồ sơ thuế qua mạng
  • Cienco 5 lập kỷ lục về lợi nhuận trên vốn
  • Kiểm tra lỗi kỹ thuật Nhà máy Lọc dầu Dung Quất
  • Công ty cổ phần than Vàng Danh đổi mới công nghệ khai thác than hầm lò
  • Hãng hàng không Japan Airlines nộp đơn phá sản
  • Viettel cung cấp dịch vụ X-Conference
  • Viettel ra mắt USB 3G
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao