Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp làm đầu tàu dẹp “loạn”

Phòng Thương mại và Công nghiệp VN đã báo cáo Ban Bí thư Trung ương Đảng về tình trạng “bội thực” giải thưởng cho doanh nhân để có hướng chấn chỉnh

“Có những giải thưởng gắn danh hiệu quốc gia VN nhưng lại do những tổ chức rất nhỏ đứng ra làm, bất kỳ ai đăng ký cũng được giải, chỉ cần nộp đủ tiền theo yêu cầu của ban tổ chức. Như thế khác nào bỏ tiền mua giải thưởng!”. Ông Phạm Gia Túc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI), nói như vậy về tình trạng loạn giải thưởng cho doanh nghiệp (DN), doanh nhân hiện nay.


“Doanh nhân Sài Gòn tiêu biểu” là một giải thưởng uy tín. Trong ảnh: Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân trao Cúp “Doanh nhân Sài Gòn tiêu biểu” cho ông Lý Ngọc Minh, Giám đốc Công ty Minh Long I. Ảnh: H. Thúy

Phản đối chuyện nộp tiền - xét giải

Hiện nay, có rất nhiều công ty “móc nối” với cơ quan Nhà nước (được cấp phép) để lập giải thưởng, một số giải có tên gọi rất kêu nhưng đơn vị trao giải chỉ là cấp... hội chợ.

Theo Cổng thông tin Thi đua Khen thưởng, Cúp Sen vàng là dành cho các DN dự hội chợ Eximpo Vietnam hằng năm, nơi phát giải là Công ty Hội chợ triển lãm Bắc Hà (Hà Nội). Hoặc Cúp vàng thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng là của hội chợ Vietnam Bestfood và hội chợ Greentech Fair, nơi phát giải là Công ty Cổ phần Hội chợ - Thương mại Quốc tế (Hà Nội)...

Trong số những giải thưởng được DN đánh giá cao, Thương hiệu quốc gia (của Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì), Sao vàng Đất Việt (của Trung ương Đoàn và Hội Doanh nhân trẻ VN), Doanh nhân Sài Gòn tiêu biểu (của Hiệp hội DN TPHCM) cùng hai giải của VCCI là Doanh nhân VN tiêu biểu (Cúp Thánh Gióng), Bông hồng vàng (dành cho nữ doanh nhân) là những điểm sáng.

Ông Phạm Gia Túc cho biết tất cả giải thưởng của VCCI không có cơ chế tự ứng cử mà phải do sự bình chọn từ các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội... trên cơ sở lập hội đồng xem xét về quan hệ thương mại, đóng thuế, môi trường, bảo đảm quyền lợi người lao động... Sau đó, hội đồng sẽ bình xét lần hai để chọn đơn vị đoạt giải. Mọi ứng viên đều không phải nộp tiền. “Chúng tôi phản đối việc buộc DN, doanh nhân nộp tiền để xét thưởng” - ông Túc nói.


Ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ VN, cho rằng những giải thưởng danh giá luôn có quy chế và tiêu chí xét chọn rất khắt khe, hội đồng chấm giải là những chuyên gia, nhà quản lý có uy tín. Trong số đó, Sao vàng Đất Việt ngày càng nâng cao tiêu chí xét chọn, ví dụ ở giải vừa rồi những DN vào tốp 10 phải có kiểm toán; năm tới 100% DN dự giải phải có kết quả kiểm toán.

Ông Phạm Gia Túc cho biết thêm VCCI đã báo cáo Ban Bí thư Trung ương Đảng về tình trạng loạn giải thưởng để tìm cách chấn chỉnh. Hiện Chính phủ đã giao Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương dự thảo quyết định về việc ban hành quy chế quản lý, tổ chức xét tôn vinh và trao giải thưởng cho DN, doanh nhân.

Phải biết từ chối

Theo ông Phạm Gia Túc, DN nào cũng muốn được tôn vinh thật sự nên họ có quyền từ chối thẳng thừng những giải kém. Vai trò quản lý của Nhà nước, sự góp sức của các cơ quan, tổ chức có uy tín cùng ý thức chọn lọc của DN sẽ góp phần tạo nên các hình thức vinh danh xứng đáng.

Ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Vinamit, cho rằng chỉ nên tổ chức hai loại giải thưởng dành cho DN, doanh nhân, bao gồm giải cho DN có đóng góp lớn cho đất nước và giải cho sản phẩm phục vụ cộng đồng tốt nhất. Bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE), đề nghị kinh phí tổ chức và trao giải thưởng cho DN, doanh nhân phải được trích từ ngân sách Nhà nước, không nên vận động DN đóng góp.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch VCCI, cho rằng quá nhiều đơn vị đứng ra trao thưởng như hiện nay là không ổn. Tuy nhiên, cần có cách tiếp cận khác về việc sắp xếp lại hoạt động trao giải, không nên hành chính hóa theo cách quy về các cơ quan Nhà nước hoặc cho phép một số tổ chức được quyền trao giải. “Chúng ta đã có hệ thống thi đua của Nhà nước (như huân chương, huy chương, danh hiệu Anh hùng Lao động, bằng khen...), nếu giao về các cơ quan Nhà nước sẽ dễ bị các hiệp hội lợi dụng để ràng buộc DN phải tham gia” - bà Lan nói.

Bà Phạm Chi Lan đề nghị trước hết, các hiệp hội DN phải nghiêm túc hơn vì họ thường tham gia trao giải thưởng kiểu này. Hiệp hội đừng nên xem việc tổ chức giải thưởng là hoạt động tạo nguồn thu. Quan trọng hơn, DN phải mạnh dạn lên tiếng bác bỏ những giải thưởng không có ý nghĩa thực sự, nặng hình thức, sặc mùi “kinh doanh” của đơn vị trao giải.

Cấm vận động kinh phí từ doanh nghiệp

Dự thảo quy chế quản lý tổ chức xét tôn vinh và trao giải thưởng cho doanh nhân và DN do Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét có nội dung đáng chú ý: “Không huy động kinh phí dưới các hình thức đối với doanh nhân, DN, tổ chức và cá nhân trong danh sách tham gia bình chọn xét tôn vinh và trao giải thưởng”.

Quy chế này cũng quy định về cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét tôn vinh và trao giải thưởng. Đó là bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; các ban ngành, đoàn thể ở Trung ương, các tổ chức do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc phê chuẩn điều lệ và tổ chức xã hội nghề nghiệp của DN có hệ thống tổ chức từ Trung ương đến cấp tỉnh, TP trực thuộc Trung ương...

(Theo Tô Hà - Dương Quang // Nguoilaodong Online)

  • DN Nga đẩy mạnh đầu tư vào VN
  • Vay 180 tỉ đồng xây khu phức hợp 18 tầng
  • VCB đạt gần 3.800 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế
  • Doanh nghiệp Việt -Anh ký kết nhiều hợp đồng
  • Sun Microsystems Inc. cắt giảm 3.000 nhân công
  • Gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam-Slovakia tại Hà Nội
  • DIG công bố lợi nhuận 9 tháng vượt kế hoạch năm
  • 10 hợp đồng trị giá 427 triệu USD với Trung Sơn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao