Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dự án Phát triển Cụm DNNVV: Kết nối sức mạnh của các DNVVN

Dệt may là 1 trong 3 ngành nghề được ưu tiên hỗ trợ đưa vào cụm DNVVN

Với kinh phí 3 triệu euro do Chính phủ Italia tài trợ, Dự án “Phát triển Cụm DNNVV” được thiết kế để hỗ trợ DNNVV Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đây là dự án khởi đầu áp dụng mô hình phát triển cụm doanh nghiệp công nghiệp liên kết tại Việt Nam. Ba lĩnh vực công nghiệp sản xuất bao gồm: dệt may, da giày và đồ gỗ -nội thất sẽ được hỗ trợ trong thời gian trước mắt.

Ông Nguyễn Trọng Hiệu - Giám đốc Quốc gia Dự án, Phó Cục trưởng Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: “Các DNNVV đơn lẻ thường ít có khả năng xác định và nắm bắt các cơ hội kinh doanh chủ yếu do quy mô nhỏ bé, năng lực cạnh tranh yếu kém. Việc các DNNVV liên kết, phối hợp hoạt động sản xuất kinh doanh theo mô hình cụm công nghiệp liên kết sẽ tạo ra khả năng nắm bắt cơ hội, tăng cường năng lực cạnh tranh tốt hơn”. Ông Hiệu cũng cho biết, mô hình phát triển cụm công nghiệp liên kết còn mới mẻ ở Việt Nam. Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 1914/QĐ-TTg ngày 19/10/2010 phê duyệt đề án “Những giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế” trong đó giao cho Bộ Kế hoạch Đầu tư thực hiện xây dựng đề án liên quan đến phát triển cụm công nghiệp, khu công nghiệp, tạo mạng liên kết sản xuất và hình thành chuỗi giá trị. Hoạt động của dự án do vậy rất phù hợp với định hướng chính sách phát triển của Chính phủ. Trong cuộc họp 3 bên, đề xuất của cơ quan đối tác Việt Nam, Cục Phát triển Doanh nghiệp (Bộ Kê hoạch Đầu tư) về việc dự án tham gia hỗ trợ phát triển chính sách cụm công nghiệp liên kết đã nhận được sự ủng hộ và nhất trí cao từ nhà tài trợ và UNIDO, coi đây là một trong những hoạt động đóng góp quan trọng của dự án.

Các doanh nghiệp được chọn tham gia dự án sẽ được hưởng lợi từ chương trình nâng cao năng lực và tư vấn chuyên môn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội hợp tác và tìm kiếm thị trường mới, đặc biệt là với các doanh nghiệp Italia. Hiện dự án đã lựa chọn các cụm công nghiệp mục tiêu và đang mời những doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn đăng ký để nhận được hỗ trợ về mặt kỹ thuật và xúc tiến hợp tác kinh doanh. Dự án sẽ hỗ trợ về: thiết kế, thương hiệu, phân khúc thị trường, sản xuất hiệu quả, quản lý chất lượng và quy trình hoàn thiện sản phẩm. Bên cạnh đó, dự án cũng hỗ trợ giao các kiến thức về tiêu chuẩn, yêu cầu quốc tế và kinh nghiệm thực hành hiệu quả trong các cụm thí điểm.

Theo Đại sứ Italia Lorenzo Angeloni, thông qua hợp tác kinh doanh, Dự án Phát triển Cụm DNNVV sẽ giúp các DNNVV Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh; đồng thời các doanh nghiệp Italia cũng sẽ có cơ hội để tiếp cận với một trong những nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất thế giới. Đại sứ Italia Lorenzo Angeloni cũng cho rằng, xúc tiến quan hệ đối tác kinh doanh với các doanh nghiệp Italia nhằm mục tiêu chuyển giao năng lực và kinh nghiệm trong thiết kế, quản lý sản xuất hiệu quả và tiếp thị cho DNNVV Việt Nam. Đồng thời quan hệ đối tác kinh doanh sẽ giúp hai bên cùng có lợi trong quá trình khai thác cơ hội mới trên thị trường nội địa, khu vực và quốc tế. Các DNNVV sẽ có thêm đối tác và kiến thức về chuyên môn và các phương pháp thực hành tốt nhất, cùng với cơ hội mở rộng thị trường sản xuất. Để củng cố tính bền vững cho mục tiêu và hoạt động của Dự án, quan hệ đối tác về mặt tổ chức cũng sẽ được xúc tiến với các hiệp hội kĩ thuật và ngành nghề Italia, để giới thiệu, vận dụng các phương pháp thực hành tốt nhất của mô hình cụm công nghiệp ở Italia.  

Ông Patrik Gilabert - Đại diện UNIDO tại Việt Nam cho rằng, dự án này nhằm tăng cường tính bền vững cho sự phát triển của Việt Nam bằng cách nâng cao năng lực và chuyên môn cho các DNNVV Việt Nam, bao gồm: nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường khả năng thiết kế sản phẩm và thúc đẩy tiếp thị thương hiệu. Điều này trái ngược với mô hình gia công hiện tại, theo đó doanh nghiệp chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng/thiết kế của nước ngoài và khai thác nhân công rẻ, đây là mô hình không bền vững và tạo ra giá trị gia tăng thấp cho doanh nghiệp. Mục tiêu của Dự án Phát triển Cụm DNNVV là nắm bắt tiềm năng của các DNNVV, hỗ trợ DNNVV đạt được khả năng cạnh tranh cao trên thị trường Việt Nam và quốc tế. Ông Gilabert cũng cho rằng, xúc tiến liên kết kinh doanh chặt chẽ, hợp tác tích cực giữa các doanh nghiệp và tổ chức hỗ trợ trong những cụm phát triển, tạo ra hiệu quả phối hợp và nâng cao khả năng cạnh tranh tổng thể. UNIDO đã áp dụng thành công phương pháp tiếp cận này trên 30 quốc gia trong 15 năm trở lại đây.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao