Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

EVN Telecom lên kế hoạch bán cổ phần cho đối tác ngoại

Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVN Telecom) dự kiến hoàn tất cổ phần hóa trong năm nay theo nguyên tắc giữ nguyên phần vốn Nhà nước và bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, cổ đông và cán bộ công nhân viên.

Chuyện trò trực tiếp cùng giới đầu tư


Theo đó, EVN Telecom sẽ bán tối đa 30% cổ phần ra bên ngoài và tối thiểu số cổ phần bán cho nhà đầu tư nước ngoài là 20%. Nếu được phép, hãng sẽ bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài theo giá thỏa thuận, trong đó nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải thỏa mãn các điều kiện như có kinh nghiệm trong lĩnh vực viễn thông, kinh nghiệm trong triển khai mạng 3G...

Hiện đã có hai tổ chức đầu tư của Singapore và Malaysia đề nghị được làm đối tác chiến lược. Ngoài các tổ chức này, còn hai doanh nghiệp trong nước rất có tiềm lực về tài chính cũng như kinh nghiệm về kinh doanh viễn thông cũng đề nghị được tham gia.

Nguồn tin riêng cho biết sở dĩ EVN Telecom phải đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa để kêu gọi nguồn vốn đóng góp là vì hãng đang gặp khó khăn về tài chính. Nhà đầu tư hãng nhắm đến không chỉ là đối tác có tiềm lực mạnh về vốn mà còn am hiểu về công nghệ, có khả năng vực dậy hãng trong bối cảnh công nghệ CDMA đang đẩy dần EVN Telecom ra khỏi cuộc chơi di động ở VN.

Ông Võ Quang Lâm, Phó giám đốc EVN Telecom khẳng định việc bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài đã được Thủ tướng thông qua và hãng đang gấp rút triển khai. Ông Lâm cho biết, Chính phủ chỉ đạo viễn thông là lĩnh vực đặc thù nên việc tìm đối tác ngoại sẽ thực hiện trước, sau đó mới tiến hành chào bán cổ phần lần đầu trong nước.

Cũng theo ông Lâm, EVN Telecom đang thực hiện theo đúng lộ trình đã được duyệt và việc EVN Telecom khó khăn và cần rót vốn chỉ là một yếu tố trong bài toán tổng thể về cổ phần hóa.

Do đang trong quá trình đàm phán nên danh sách các nhà đầu tư chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, ông Lâm cho rằng việc bán 30% cổ phần cho đối tác ngoại được phép theo các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và cam kết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trong đó, tỷ lệ cổ phần bán, phương pháp chọn lựa nhà đầu tư, các cam kết cụ thể… sẽ được Bộ Công Thương thông qua và quyết định cuối cùng sẽ là Thủ tướng.

"Đề án thực hiện ra sao phải được Bộ Công Thương duyệt sau đó trình Thủ tướng thông qua chúng tôi mới thực hiện", ông Lâm nói.

Trao đổi với báo chí tại phiên Họp báo thường kỳ của Chính phủ chiều 30/9, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cho biết cơ quan này chưa nhận được bất cứ thông tin nào về việc EVN bán cổ phần cho đối tác nước ngoài.

Một chuyên gia am hiểu vấn đề thị trường viễn thông cho rằng xét về các yếu tố cạnh tranh và kinh nghiệm thì với bối cảnh thị trường hiện nay, không đối tác nào thích hợp với EVN Telecom hơn doanh nghiệp Việt. Ở Việt Nam có tới 3 hãng viễn thông di động có sự góp vốn của đối tác ngoại. Trong đó, Hanoi Telecom hợp tác chiến lược với đối tác Hong Kong - Hutchison, S-Fone với đối tác Hàn Quốc SK Telecom và Gtel với tập đoàn viễn thông có tiếng của Nga kinh doanh mạng di động Beeline… Thế nhưng, các hợp đồng hợp tác này đều đứng ở thế chênh vênh và dễ có nguy cơ thất bại. Hiển hiện nhất là đối tác SK Telecom gần như rút vốn tại S-Fone, đối tác trong hợp tác kinh doanh mạng di động Beeline thì bất đồng quan điểm và Hanoi Telecom cũng chưa vượt qua giai đoạn khó khăn…

Trong khi đó, các doanh nghiệp khác có vốn gần như 100% trong nước như VinaPhone, MobiFone và Viettel lại khá thành công và đang thống lĩnh thị trường. Thậm chí Viettel sau khi vét khách ở thị trường trong nước còn đang đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài.

“Có lẽ thị trường viễn thông Việt có đặc thù riêng và chỉ người Việt mới am hiểu để có những lời giải cho bài toán đầu tư hiệu quả nhất. Do vậy, việc ưu tiên đối tác nội hơn hay đặt niềm tin vào nhà đầu tư ngoại, EVN Telecom nên cân nhắc thận trọng”, vị chuyên gia này nói.

Phó giám đốc EVN Telecom cho biết nếu có doanh nghiệp trong nước đáp ứng điều kiện tốt hơn, EVN Telecom sẽ đề xuất với Bộ Công Thương, báo cáo lại với Chính phủ xem xét. “Cái chính là Thủ tướng đã duyệt phương án ưu tiên cho nhà đầu tư ngoại trước, sau đó mới là doanh nghiệp trong nước. Tất nhiên trong quá trình đàm phán chọn lựa, nếu có doanh nghiệp nội đáp ứng các điều kiện tốt hơn, EVN Telecom sẽ đề nghị Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ xem xét”, ông Lâm khẳng định

(ATPVietnam)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao