Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giảm 46,5 triệu thuê bao điện thoại: Không thống kê, chứ không cắt

picture
Tổng cục Thống kê và Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã thống nhất từ nay sẽ công bố số liệu thuê bao điện thoại theo tiêu chí mới.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lượng thuê bao điện thoại cả nước tính đến cuối tháng 5/2011 ước đạt 127,8 triệu.

Nếu so với con số công bố vào cuối tháng trước đó, lượng thuê bao đã giảm tới 46,5 triệu thuê bao, mức giảm chưa từng có trong lịch sử ngành viễn thông Việt Nam.

Mức giảm “khủng khiếp” chỉ sau một tháng này là thực tế, hay có sự nhầm lẫn trong số liệu thống kê? VnEconomy đã có cuộc trao đổi trực tiếp với bà Lê Thị Minh Thủy, Vụ trưởng Vụ Thống kê thương mại - dịch vụ (Tổng cục Thống kê), đơn vị chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu thống kê về số thuê bao điện thoại ước tính hàng tháng.

Bà Thủy nói:

- Sự chênh lệch lớn trong số lượng thuê bao điện thoại giữa tháng 5 và tháng 4 không phải là do các doanh nghiệp viễn thông cắt giảm các thuê bao trả trước không đăng ký thông tin, hay thuê bao rác, thuê bao ảo trong tháng 5 như một số phương tiện truyền thông đã đưa tin, mà là sự cắt giảm con số, không đưa vào thống kê nữa.

Bà có thể giải thích cụ thể hơn?

Cuối năm 2010, Tổng cục Thống kê đã thống nhất với Bộ Thông tin và Truyền thông ước tính số thuê bao tính đến cuối năm là trên 150 triệu thuê bao. Tuy nhiên, trong tháng 5, sau khi thống nhất với Bộ Thông tin và Truyền thông về phạm vi công bố theo tiêu chí mới thì số thuê bao điện thoại, ở đây chủ yếu là thuê bao điện thoại di động mà các doanh nghiệp báo cáo lên đang hoạt động đến cuối năm 2010 chỉ là 112 triệu thôi.

Cụ thể, theo tiêu chí mới của Bộ Thông tin và Truyền thông thì chỉ thuê bao nào phát sinh lưu lượng trong một tháng trước đó, tức là phát sinh giao dịch, cụ thể là gọi hoặc gửi tin nhắn, nhận cuộc gọi hoặc nhận tin nhắn chỉ cần một cuộc hoặc cả hai chiều đi, đến thì mới tính vào số thuê bao đang hoạt động.

Nhưng từ tháng 12/2010 đến tháng 4/2011, do chưa có số liệu theo tiêu chí mới, Tổng cục Thống kê vẫn công bố số thuê bao điện thoại cả nước theo cách trước đây, tức là toàn bộ số thuê bao điện thoại đã được doanh nghiệp cung cấp ra thị trường. Cụ thể là gồm cả các thuê bao khuyến mãi, được kích hoạt, người tiêu dùng mua sử dụng hết khuyến mại rồi không dùng nữa, thì số thuê bao đó vẫn “nằm” trong số liệu thống kê, và vẫn được coi là những thuê bao di động.

Vì thế, con số chênh lệch tới 46,5 triệu không phải là số lượng thuê bao điện thoại bị cắt đi trong một tháng, mà là con số thuê bao không đưa vào thống kê, vì không phát sinh giao dịch.

46,5 triệu thuê bao này không hẳn đã bị cắt đi, các nhà mạng vẫn duy trì, nhưng trong tháng các thuê bao này đã không có hoạt động gì.

Như thế, số thuê bao điện thoại cả nước tính đến cuối tháng 5/2011 là 127,8 triệu là số thuê bao hoạt động thực?

Đúng. Chúng tôi chỉ công bố số thuê bao đang hoạt động và có phát sinh cước trong tháng.

Nhưng tại sao Tổng cục Thống kê lại không công bố theo cách cũ, mà từ trước tới nay, một số tổ chức, đơn vị và cả doanh nghiệp vẫn lấy đó làm số thuê bao điện thoại của Việt Nam?


Lâu nay, rất nhiều ý kiến cho rằng, con số mà Tổng cục Thống kê đưa ra không phù hợp với số thuê bao thực đang hoạt động, không phù hợp với lượng giao dịch thực tế trên thị trường, vì vậy cần phải có cách tính khác để sát với thực tế hơn, nên nếu công bố con số như trước đây thì sẽ không phản ánh đúng giao dịch thực.

Tổng cục Thống kê và Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã thống nhất từ nay sẽ công bố số liệu theo tiêu chí mới, vì số liệu này phản ánh sát hơn thực tế thị trường. Các doanh nghiệp viễn thông cũng cần chấp hành nghiêm túc hơn nữa qui định thống kê để số liệu phản ánh được kịp thời, chính xác

Tại sao tiêu chí thống kê thuê bao thực hoạt động trong tháng được thực hiện từ tháng 12/2010 nhưng đến tháng 5/2011, Tổng cục Thống kê mới công bố?

Cuối năm 2010, Bộ Thông tin và Truyền thông đã yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông phải báo cáo số lượng thuê bao hết tháng 12/2010 có phát sinh giao dịch nhưng một số doanh nghiệp báo cáo chậm, vì vậy đầu tháng 5/2011 Bộ Thông tin và Truyền thông mới chính thức chốt được số liệu để báo cáo Tổng cục Thống kê.

Vì thế mà tới báo cáo tháng 5, Tổng cục Thống kê mới công bố được số liệu theo tiêu chí mới này.

Qua việc thống kê lại số lượng thuê bao điện thoại, mà chủ yếu là thuê bao di động, có thể thấy rằng, lượng thuê bao ảo, thuê bao rác hiện nay là quá lớn thưa bà?

Theo tôi, các nhà mạng cũng nắm được việc hoạt động hay không hoạt động của các thuê bao đó.

Tuy nhiên, cũng có thể số thuê bao đó không bao giờ dùng nữa, hoặc có thể trong tháng trước chủ thuê bao không dùng vì lý do nào đó, như đi nước ngoài chẳng hạn, cho nên cũng chưa thể khẳng định được. Còn số thuê bao công bố tháng 5 đã thực hiện theo cách tính mới và số liệu này có ý nghĩa hơn, thể hiện thuê bao thực hoạt động.

(Theo Vneconomy)

  • Viettel không giới hạn thời gian dùng D-com 3G
  • EVN tiếp tục được kinh doanh đa ngành
  • Toyota Việt Nam triệu hồi hơn 6.000 xe Innova J
  • Phát triển thương mại điện tử: DNNVV vẫn chưa mặn mà!
  • EVN lại đề nghị tăng giá điện
  • Vinashin yêu cầu các chủ nợ xóa 90% các khoản nợ
  • Doanh nghiệp có dám thay đổi?
  • Các hãng sữa trong nước cam kết không tăng giá đến hết năm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao