Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khi doanh nghiệp cần thì không thấy hiệp hội

Đại diện Hiệp hội gỗ Bình Dương và Câu lạc bộ doanh nhân Sài Gòn tại một lễ khai trương showroom đồ gỗ. Ảnh: Phạm Thái

Các chuyên gia tại hội thảo về thực trạng năng lực hoạt động của hiệp hội doanh nghiệp diễn ra ngày 30-1 cho rằng nhiều hiệp hội còn coi nhẹ hoặc thiếu khả năng đáp ứng nhu cầu hội viên.

Hiệp hội có chức năng đại diện, bảo vệ quyền lợi hội viên nhưng theo tiến sĩ Phạm Văn Chắt, trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, nhiều hiệp hội ngành hàng, đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu chưa làm tốt vai trò bảo vệ, phục vụ cho lợi ích của doanh nghiệp.

Ông Chắt kể, nhiều tình huống khi doanh nghiệp vướng vào thưa kiện trong quá trình giao dịch với đối tác nước ngoài, đã đến yêu cầu hiệp hội tư vấn, giúp đỡ nhưng lại bị làm ngơ.

Ông Chắc đưa ra trường hợp một công ty Singapore yêu cầu một doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam trả 1,4 triệu đô la Mỹ. Vào năm 2010 doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng với đối tác Singapore xuất khẩu gạo với giá 310 đô la Mỹ, nhưng ít lâu sau đó, giá gạo tăng mạnh lên 410 đô la Mỹ. Doanh nghiệp Việt Nam giao thiếu đối tác 11.500 tấn nên bị kiện ra tòa án quốc tế.

Tham gia vào vụ kiện, ông Chắt kể mình đã 7 lần liên hệ với Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam nhưng đều không được tiếp. Sau đó ông quay sang liên hệ với một thứ trưởng Bộ Công Thương, điều hành công tác xuất khẩu gạo nhưng vụ việc được chuyển qua cho Vụ Pháp chế của bộ trả lời nên cuối cùng việc liên hệ nhờ hỗ trợ cũng rơi vào bế tắc.

Mặc dù doanh nghiệp Việt Nam cuối cùng không bị xử thua, không phải đền tiền cho đối tác nhưng theo ông Chắc, đây là câu chuyện buồn về vai trò bảo vệ cho hội viên của hiệp hội.

Còn ông Đậu Anh Tuấn, Phó trưởng ban phụ trách – Ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định, đối với nhiều vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp gần đây, đa phần các hiệp hội doanh nghiệp chưa có đủ khả năng để đảm nhận vai trò hỗ trợ hội viên. Chỉ có một số ít hiệp hội nhiều kinh nghiệm trong tham gia các vụ kiện chống bán phá giá như Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), Hiệp hội Da giày Việt Nam… có khả năng hỗ trợ hội viên.

Theo ông Tuấn, nhiều doanh nghiệp đã phản ánh hiệp hội chưa nói được tiếng nói của số đông hội viên, thay vào đó chỉ phục vụ cho một thiểu số doanh nghiệp lớn.

“Có thể thấy, nếu hiệp hội chỉ nói tiếng nói của một vài doanh nghiệp hoặc quá gần gũi với cơ quan quản lý nhà nước thì đều có vấn đề. Hoạt động của hiệp hội chỉ lành mạnh khi nói được tiếng nói của số đông hội viên”, ông nói.

Tại hội thảo, nhóm nghiên cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã công bố báo cáo nghiên cứu năng lực hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam. Theo ông Tuấn, mục tiêu của báo cáo là để trả lời câu hỏi về năng lực hoạt động và vẽ ra bức tranh chung các hiệp hội hiện nay.

“Vấn đề đặt ra là Chính phủ phải nhanh chóng ban hành Luật Hiệp hội, đưa ra khuôn khổ pháp luật cho hoạt động của hiệp hội, kèm theo các chương trình hỗ trợ năng lực hiệp hội, mục tiêu cuối cùng là phục vụ cho nhu cầu phát triển của các hội viên”, ông Tuấn nói.

Ông Chắt cũng cho rằng năng lực phục vụ hội viên nên là tiêu chí quan trọng nhất trong đánh giá năng lực hiệp hội. “Hiệp hội phải là chỗ dựa tinh thần, người đỡ đầu cho các doanh nghiệp hội viên”, ông nói. 

Theo báo cáo, các hiệp hội doanh nghiệp đang cung cấp các nhóm dịch vụ chính bao gồm: xúc tiến thương mại; đào tạo nhân lực; cung cấp thông tin; tư vấn đầu tư, phản biện chính sách, pháp luật, hỗ trợ các vấn đề pháp lý. Ngoài ra còn có nhiều dịch vụ khác như tổ chức sự kiện, bảo lãnh đầu tư…

Hoạt động cung cấp dịch vụ cho hội viên được các hiệp hội thực hiện xét về mức độ thường xuyên, đứng ở vị trí thứ 2 chỉ sau chức năng đại diện, bảo vệ quyền lợi hội viên. Hoạt động cung cấp dịch vụ tăng đáng kể trong 4 năm từ 2007 đến 2011. Tuy nhiên, báo cáo cho biết việc lựa chọn dịch vụ để cung cấp vẫn chưa thực sự hướng đến nhu cầu hội viên hay thị trường.

Trong số 78 hiệp hội được phỏng vấn, 28% lựa chọn dịch vụ cung cấp “tùy theo điều kiện của hiệp hội với suy đoán rằng dịch vụ đó cần cho hội viên”, gần 24% “lựa chọn trên cơ sở tham vấn một số hội viên, điều tra khảo sát nhu cầu hội viên”, chỉ có 17% thực hiện nghiên cứu đầy đủ và có tính khoa học về nhu cầu khách hàng và thị trường cũng như xu hướng nhu cầu trong tương lai gần trước khi lựa chọn dịch vụ.

(Theo Kinh tế SG)

  • Doanh nghiệp lớn hàng tiêu dùng vẫn lãi cao năm 2012
  • Chuyện SCIC nhìn từ Vinamilk
  • Hiệp hội doanh nghiệp Việt chưa thoát “vòng luẩn quẩn”
  • Petro Vietnam sẽ tái cơ cấu thế nào?
  • VTC hướng tới mục tiêu thoát lỗ
  • Petro Vietnam sẽ tái cơ cấu thế nào?
  • Hết miễn thuế, doanh nghiệp ngưng kinh doanh
  • Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn chuẩn bị khởi công
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao