Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khoảng 30-50% doanh nghiệp Việt Nam sẽ sáp nhập

Thương vụ M&A giữa Ocean Bank và Tập đoàn Dầu khí được đánh giá là thành công

Khoảng 30-50% doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải thực hiện sáp nhập trong vòng 5-10 năm nữa dưới tác động của khủng hoảng, ông Nguyễn Bích Đạt, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT đưa ra dự báo ngày 11/6.

Hội thảo "Mua bán, sáp nhập công ty tại Việt Nam 2009" do Bộ KH-ĐT tổ chức ngày 11/6 tại Hà Nội.

Tại đây, các diễn giả đều có chung một nhận định, hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp ( M&A) sẽ trở nên sôi động trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu. Đây là hệ quả tất yếu khi hàng loạt các doanh nghiệp gặp khó khăn sẽ phải chọn cách tái cấu trúc thay vì tuyên bố phá sản và giải thể doanh nghiệp.

Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa, Đại học Quốc gia Hà Nội đánh giá, hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực kinh tế mạnh cũng đang nhảy vào thị trường M&A Việt Nam. Xu thế sẽ diễn ra là các nhà đầu tư nước ngoài có thể rót vốn vào Việt Nam thông qua các thương vụ M&A. Đó cũng là một cơ hội tốt cho phía doanh nghiệp Việt Nam tìm đối tác mạnh để liên kết phát triển.

Những thương vụ M&A đình đám được biết đến chủ yếu là diễn ra từ năm 2008 như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam mua 30% cổ phần của Ngân hàng Đại Dương, hay Ngân hàng HSBC đã tăng tỷ lệ sở hữu của mình trong Ngân hàng Teckcombank từ 14,4% cổ phần lên 20%, Vietel mua 15% của Ngân hàng Quân đội…

Đáng tiếc là, Bộ KH-ĐT mặc dù chủ trì và “khơi” lên vấn đề “hot” này nhưng đến nay, cũng chưa có thống kê đầy đủ nào về tình hình M&A tại Việt Nam từ đầu năm đến nay. Vì vậy, vẫn chưa thể có đánh giá chính xác về mức độ thành công trong các thương vụ M&A ở Việt Nam.

Tuy nhiên, ông Dominic Scriven- Công ty Dragon Capital Việt Nam cho rằng, khi chính sách pháp lý chưa thống nhất, đồng bộ thì tỷ lệ thành công của các vụ M&A sẽ là thấp.

Hiện nay, quy định về hoạt động M&A của Việt Nam nằm rải rác trong Luật doanh nghiệp và Luật Cạnh tranh. Việc thiếu thông tin trong các quyết định M&A sẽ mang lại nhiều rủi ro cho chính doanh nghiệp.

“Hiện nay, các quyết định này chủ yếu là do Hội đồng quản trị công ty và đôi khi, các cổ đông của công ty sẽ phải chịu thiệt thòi. Hoạt động này sẽ cần phải được minh bạch hơn”, ông Phạm Duy Nghĩa lưu ý.

(Theo VietNamNet)

  • Trung Quốc sáp nhập hai hãng hàng không
  • United có thể đặt hàng 150 máy bay
  • Các doanh nghiệp Pháp muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam
  • Hãng xe cao cấp Porsche cầu cứu đầu tư từ Qatar
  • Mỹ “sờ gáy” thung lũng Silicon
  • Các ngân hàng ký hợp đồng hỗ trợ tín dụng hiện đại hoá máy bay của Vietnam Airlines
  • CBRE: 2 năm tới, giá thuê văn phòng sẽ giảm
  • FED từng gây áp lực với CEO của Bank of America
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao