Tuy nhiên, đóng góp trực tiếp của các nhà máy này đối với sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin của Việt Nam không nhiều. Thậm chí, theo khẳng định của ông Trần Quang Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, không thể dựa vào các dự án FDI để phát triển công nghiệp điện tử, nếu dựa vào họ thì “cũng giống như việc ta đi nhờ xe, chứ không phải do thực lực”.
Theo ông Hùng, các doanh nghiệp FDI có chiến lược phát triển riêng và họ vào Việt Nam vì mục đích kinh doanh, chứ không theo chiến lược phát triển công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin của Việt Nam. Hơn nữa, các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử của Việt Nam chưa thể trở thành các nhà cung cấp nguyên liệu phụ trợ cho các nhà máy sản xuất của các doanh nghiệp FDI.
Để chứng minh nhận định của mình, ông Hùng cho biết, trước đây, Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam đã cố gắng giúp một số doanh nghiệp Việt Nam tham gia cung cấp phụ tùng cho Canon, nhưng phần lớn bị hạn chế về năng lực, chỉ có vài ba doanh nghiệp đáp ứng được. Nếu đặt vấn đề với các doanh nghiệp FDI để họ giúp đỡ về kỹ thuật đối với các doanh nghiệp trong nước, thì câu trả lời nhận được là không.
Do đó, để phát triển ngành điện tử, công nghệ thông tin của Việt Nam, theo ông Hùng có thể tập trung phát triển theo 3 hướng là lắp ráp, thiết kế sản phẩm và công nghiệp phụ trợ. Với lắp ráp và công nghiệp phụ trợ, phải quy hoạch lại các doanh nghiệp lắp ráp và doanh nghiệp phụ trợ thành những doanh nghiệp chuyên nghiệp có quy mô lớn, công nghệ cao để tham gia chuỗi sản xuất hàng điện tử toàn cầu.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo một công ty trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ngay cả việc lắp ráp cũng khó có cơ hội cạnh tranh với Trung Quốc về giá. Hơn nữa, Việt Nam cũng chưa có những doanh nghiệp có quy mô lắp ráp đạt công suất 200.000-300.000 máy/năm.
(Theo Đức Huy // Báo đầu tư)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com