Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khu vực doanh nghiệp tư nhân: Khó mạnh vì gặp 3 rào cản

DN tư nhân rất khó tiếp cận vốn vay ngân hàng để mở rộng đầu tư
Cho dù có tốc độ tăng trưởng khá cao, song không nhiều doanh nghiệp (DN) tư nhân Việt Nam có thể duy trì được nhịp độ cao trong một thời gian dài để trở thành các DN lớn.

Thế nào là DN tăng trưởng?

Một DN được xem là tăng trưởng nhanh nếu như có mức tăng trưởng doanh thu đạt tối thiểu bình quân 30%/năm trong mỗi chu kỳ 4 năm hoạt động. Tuy nhiên, ngoài tiêu chí tăng doanh số nói trên, DN được xem là tăng trưởng tốt cũng phải tạo ra được công ăn, việc làm, có khả năng tiếp tục mở rộng doanh số, lợi nhuận, thị trường, giữ chân được nhân sự tài năng và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.

Vậy làm thế nào để các nhà đầu tư, người tiêu dùng và đối tác biết đến sự thành công về tăng trưởng của DN? Một giải pháp đơn giản mà hiệu quả là vinh danh các DN tăng trưởng thông qua các bảng xếp hạng.

Hiện trên thế giới, nổi lên 3 mô hình bảng xếp hạng DN tăng trưởng nhanh. Đó là mô hình của Tạp chí Inc (Inc 500), Forbes (Forbes 500) và Deloitte (Technology Fast 500).

Trong khi bảng xếp hạng Forbes 500 dựa trên việc đánh giá 5 tiêu chí cơ bản là doanh thu, lợi nhuận, tài sản, mức vốn hóa và số lao động, thì bảng xếp hạng của Inc 500 và Deloitte đều dựa trên chỉ tiêu tốc độ tăng doanh thu trong giai đoạn 4 năm gần nhất.

Để lọt vào bảng xếp hạng này, các DN phải được thành lập và có doanh thu trong năm đầu tiên của chu kỳ 4 năm.

Những rào cản đối với tăng trưởng

Hiện Việt Nam chưa có bảng xếp hạng các DN tăng trưởng. Tuy nhiên, nếu dựa trên các số liệu của các DN niêm yết trên sàn chứng khoán, có thể ước tính được tốc độ tăng trưởng của nhóm DN tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn 4 năm vừa qua với mức bình quân trên 50%/năm.

Theo số liệu từ cơ sở dữ liệu DN của Vietnam Report, nhóm 500 DN tăng trưởng cao nhất cũng đã đạt mức tăng trưởng doanh số trên 30%/năm trong 4 năm vừa qua. Trong 3 khu vực DN, các DN dân doanh có hiệu quả đầu tư cao nhất (tính theo hệ số ICOR), tiếp đến là khu vực DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và cuối cùng là khu vực DN nhà nước. Tuy nhiên, có rất ít DN tư nhân duy trì được tốc độ cao trong một thời gian dài để trở thành các DN lớn.

Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do ba rào cản sau.

Thứ nhất, đó là sự “bao phủ” trên diện rộng của các DN nhà nước cả về quy mô lẫn lĩnh vực hoạt động. Với khu vực DN nhà nước có quy mô lớn và hoạt động đa dạng, thì vô hình trung các DN tư nhân phải sự chịu sự  cạnh tranh khốc liệt.

Nói chung, DN nhà nước nên hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên và nên tham gia vào các lĩnh vực mang tính bổ trợ cho khu vực DN tư nhân, chứ không phải thay thế các hoạt động của khu vực DN tư nhân.

Thứ hai, đó là các rào cản đến từ khâu tiếp cận các nguồn hỗ trợ tài chính. Trên thực tế, có rất nhiều DN tư nhân không hoặc rất khó vay vốn ngân hàng. Một khi không vay được vốn ngân hàng, cho dù có những lợi thế về công nghệ hoặc về nhân lực, song DN tư nhân vẫn không đủ nguồn lực tài chính để tăng đầu tư. 

Thứ ba, luật pháp và việc thi hành luật cũng là rào cản đáng kể đối với sự phát triển của khu vực DN tư nhân. Việt Nam hiện có quá nhiều văn bản pháp lý quy định về lĩnh vực này, nhưng việc triển khai thực hiện lại không theo một hướng thống nhất, gây ra nhiều tranh cãi giữa các cơ quan quản lý và DN.

Như vậy, khi nền kinh tế mang tính cạnh tranh cao, các rào cản được gỡ bỏ, hệ thống pháp luật nhất quán, hiệu quả, môi trường kinh doanh - đầu tư ổn định, thị trường mang tính cạnh tranh bình đẳng, chất lượng lao động được cải thiện..., thì khi đó sẽ ngày càng nhiều DN được thành lập. Tất nhiên, sẽ có những DN phải thu hẹp quy mô hoạt động hoặc bị phá sản, nhưng về tổng thể, sẽ tạo nên một nền kinh tế năng động hơn, có khả năng cạnh tranh tốt hơn, năng suất cao hơn. Do đó sẽ làm cho DN tư nhân tăng trưởng cao hơn và bền vững hơn.

(Theo Báo đầu tư)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao