Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh doanh xăng dầu: Nương theo “đại gia”!

tinkinhte.com
Tranh cãi giữa các doanh nghiệp xăng dầu xung quanh cơ chế kinh doanh mới cho thấy, có một cuộc đua không cân sức trong lĩnh vực nhạy cảm này và các doanh nghiệp nhỏ đang nương theo “đại gia” Petrolimex.
 
Trong buổi họp giữa lãnh đạo các bộ Tài chính và Công thương với các doanh nghiệp về phương án tính giá xăng dầu bán lẻ dựa trên giá cơ sở hồi cuối năm 2009, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu đã từng nói rằng, công thức tính giá cơ sở sẽ giúp doanh nghiệp phát huy khả năng kinh doanh. “Từ giá cơ sở theo công thức quy định, các doanh nghiệp cũng có thể xem xét để đưa ra các mức giá bán khác nhau, tạo điều kiện cạnh tranh trên thị trường xăng dầu. Quy định công thức tính giá cơ sở sẽ tạo sự linh hoạt cho các doanh nghiệp trong các tính toán kinh doanh”, ông Hiếu phân tích.

Theo lãnh đạo Bộ Tài chính, trong các yếu tố hình thành nên giá cơ sở, ngoại trừ giá CIF (giá hàng gồm tiền hàng cộng phí bảo hiểm cộng cước phí), các yếu tố cố định như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, tỷ giá, chi phí kinh doanh định mức, trích quỹ bình ổn... đều do Nhà nước quy định. Do đó, để cạnh tranh được với nhau, các doanh nghiệp phải tính toán tới yếu tố giá CIF.

“Muốn có được giá CIF tốt nhất, các doanh nghiệp sẽ phải tính toán thời điểm nhập khẩu để có được giá tốt nhất, có thể tăng được lợi nhuận”, ông Hiếu bổ sung. Đây cũng là cơ sở quan trọng để các doanh nghiệp có thể quyết định các mức giá bán lẻ khác nhau.

Từ khi Nghị định 84/2009/NĐ-CP có hiệu lực (ngày 15/12/2009), nhiều người kỳ vọng thị trường xăng dầu sẽ có cuộc đua để “tách nhóm” giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ, ít nhất là từ khía cạnh giá cả. Tuy nhiên, từ thời điểm đó đến nay, với mỗi đợt điều chỉnh giá xăng dầu của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), các doanh nghiệp khác cũng điều chỉnh theo, song giá xăng dầu của các doanh nghiệp hầu như giống nhau.

Vậy chuyện gì đang xảy ra trong việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xăng dầu, nếu nhìn từ góc độ cạnh tranh giá cả bán lẻ trên thị trường?

Với hệ thống hơn 60 cây xăng dầu trực thuộc và trên 700 đại lý, Tổng công ty Xăng dầu Quân đội không phải là một doanh nghiệp đầu mối nhỏ. Tuy nhiên, nếu so với Petrolimex, thì doanh nghiệp này vẫn còn khá bé. Chính vì chênh lệch quy mô, theo ông Cao Văn Hân, Giám đốc điều hành Tổng công ty Xăng dầu Quân đội, nên doanh nghiệp này luôn phải “nương” theo sự điều chỉnh giá xăng dầu của Petrolimex.

“Trong nhiều thời điểm, chúng tôi muốn tăng giá bán lẻ xăng dầu, nhưng không thể tăng vì Petrolimex chưa tăng giá. Đã nhỏ bé mà còn tăng giá bán thì không thể cạnh tranh nổi”, ông Hân nói. Còn trong trường hợp giảm giá bán, khi Petrolimex giảm, thì doanh nghiệp này không thể không giảm giá, cũng với lý do tương tự.

Giải thích cho việc luôn “bám” theo động thái của Petrolimex để điều chỉnh giá xăng dầu bán lẻ, ông Trần Mạnh Hà, Phó giám đốc Công ty Xăng dầu Dầu khí miền Bắc cho biết, mức giá mà Petrolimex đưa ra khá “sát”, nên hầu như doanh nghiệp nhỏ hơn không thể đưa ra một mức giá bán khác. “Chỉ riêng việc bám theo giá của Petrolimex đã là sự vất vả của doanh nghiệp nhỏ, bởi chi phí và giá của Petrolimex là thấp nhất. Nếu chúng tôi không theo mức giá này, thì không thể bán được hàng”, ông Mạnh nói.

Trong khi đó, nhìn từ quan điểm của một doanh nghiệp lớn, ông Bùi Ngọc Bảo, Tổng giám đốc Petrolimex nhận xét rằng, với vị trí của mình trên thị trường, Petrolimex có thể “ngăn chặn” được các doanh nghiệp nhỏ hơn tăng giá, nhưng không thể “cưỡng” lại việc các doanh nghiệp nhỏ giảm giá. “Toàn quốc có hơn 10.000 cửa hàng xăng dầu, Petrolimex chỉ chiếm 20%. Nếu chúng tôi bán đắt hơn các doanh nghiệp khác, thì những cây xăng này có thể lấy hàng của những doanh nghiệp bán rẻ và đây chính là áp lực kinh doanh của chúng tôi”, ông Bảo nói. Điều này cũng có nghĩa là, các doanh nghiệp nhỏ hoàn toàn có thể giảm giá bán trước khi Petrolimex thực hiện, nhằm tăng khả năng cạnh tranh.

Từ các thông tin nói trên, có thể thấy một thực tế là các doanh nghiệp chưa hề khai thác được giá CIF khác nhau để hình thành giá cơ sở khác nhau. Hay nói cách khác, nếu theo lý giải của các doanh nghiệp xăng dầu, thì hầu như giá nhập khẩu đầu vào của các doanh nghiệp là giống nhau. Điều này liệu có thể liên tưởng đến hình ảnh các doanh nghiệp cùng “rủ nhau” đi nhập khẩu xăng dầu vào cùng thời điểm?

Hơn nữa, nếu như các doanh nghiệp cứ “bám” vào giá bán lẻ của Petrolimex trên thị trường để thực hiện điều chỉnh, thì rõ ràng, việc các cơ quan quản lý tiếp tục giám sát chặt chẽ quá trình điều chỉnh giá xăng dầu của Petrolimex là hết sức cần thiết.

Cũng liên quan tới việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xăng dầu, hiện có rất nhiều thông tin khác nhau xung quanh câu chuyện chiết khấu của các đầu mối dành cho các đại lý và tổng đại lý. Có tình trạng các đại lý liên tục thay đổi đầu mối để được hưởng lợi, bất chấp quy định. Nếu như mức chiết khấu được quy định thống nhất, thì thị trường sẽ ổn định hơn và các doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn”, ông Hân nói và kiến nghị các địa phương cần tăng cường kiểm tra hoạt động của các đại lý xăng dầu trên địa bàn.

(Theo Duy Đông // Báo đầu tư)

  • FPT Telecom: Cung cấp dịch vụ truy cập Internet tốc độ siêu cao FTTC
  • Thông báo của Petrolimex: Những câu hỏi đọng lại
  • Dun & Bradstreet mở văn phòng đại diện tại Việt Nam
  • Cognex chào bán công nghệ tự động hóa
  • Herlitz chính thức vào thị trường Việt Nam
  • SCB thành lập Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản
  • SaigonTech đầu tư 400 triệu đô la xây bệnh viện
  • Bánh mì kẹp thịt Subway vào Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao