Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Làm hàng mỹ nghệ từ nguyên liệu tái chế

Học kinh tế, khởi nghiệp với mây tre nhưng những sáng tạo từ giấy vụn lại khiến Phạm Văn Lân, giám đốc công ty Tiger Lily Việt Nam thành đạt.

Đang làm việc tốt cho một đơn vị nhà nước, ở tuổi 40, Phạm Văn Lân mới bắt đầu chán việc hành chính. Lang thang đến Chương Mỹ, Hà Tây (nay là Hà Nội) thấy hoạt động sản xuất đồ gia dụng từ tre quá sôi động, ông quyết định thử nghiệm việc điều hành một doanh nghiệp riêng.


Các sản phẩm mỹ nghệ đẹp được làm từ giấy vụn

Bén duyên với rác

“Nguyên liệu tre ngày một đắt và hiếm hơn, không bắt tay tìm ra nguồn vật liệu mới, một thời gian nữa sẽ trở tay không kịp”, ông Lân mở đầu câu chuyện của mình bằng lời chia sẻ như thế. Liên doanh với công ty của Mỹ để sản xuất và xuất khẩu hàng sơn mài, tre quấn… nhiều năm nay, ông hiểu nhu cầu của thị trường cũng như khả năng cung cấp nguyên liệu. Tham quan triển lãm quốc tế, ông mới biết được có doanh nghiệp sử dụng giấy để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

Trước sự khan hiếm nguồn nguyên liệu trong nước, ông bắt đầu mày mò việc chế tạo lại giấy cũ. Ban đầu, ông liên tục đối mặt với thất bại bởi quá nhiều loại giấy trên thị trường. Loại thì nhoè mực khi tẩm sấy, loại thì không ăn keo… Hai năm đầu tư, nghiên cứu, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, cuối cùng ông cũng tìm ra cách “trị” từng loại giấy. “Giấy cao cấp tạo nên bề mặt sản phẩm sang trọng hơn nhưng giá thành cao. Nếu biết tận dụng màu sắc của giấy vụn, vẫn có thể tạo nên sản phẩm đẹp mà rẻ”, ông nói. Liên kết với đơn vị thu mua giấy vụn với thoả thuận sẽ được quyền trả lại số lượng giấy không phù hợp hoặc những mẩu giấy thừa trong sản xuất, ông Lân có thể khép kín dây chuyền sản xuất thủ công mỹ nghệ từ chất liệu giấy vụn.

“Sau khi tẩm sấy và phủ sơn chống ẩm, giấy vụn không hề thua kém các vật liệu để sản xuất các mặt hàng trang trí nội thất”, ông Lân khẳng định. Ông cho biết thêm, nhìn vào những chiếc rổ, bình, hộp… làm nên từ giấy, khá nhiều người cho rằng đây chỉ là sản phẩm trang trí. Thế nhưng, chúng đều là những sản phẩm có chức năng sử dụng như bình thường bởi lõi bên trong vẫn là gỗ, đảm bảo độ bền, chắc.

Ngày thử nghiệm thành công, ông mang sản phẩm đi tiếp thị và nhanh chóng nhận được đơn đặt hàng số lượng lớn.

Hệ thống lao động vệ tinh

Ngay từ khi thành lập công ty, ông Lân đã duy trì hình thức sử dụng lao động vệ tinh của các làng nghề truyền thống. Hiện nhà máy chỉ có khoảng 80 công nhân nhưng lại có đến hơn 500 lao động phụ bên ngoài. Đó có thể là những cụ già, những người rỗi việc đồng áng hay những sinh viên muốn kiếm thêm thu nhập. “Công ty hướng dẫn cho họ xe ống giấy, quấn giấy thành hoa văn theo nhu cầu sản phẩm”, ông Lân cho biết. Trung bình, những lao động vệ tinh của công ty có thể kiếm được 40.000 – 50.000 đồng. Nhờ mô hình này, trong cơn khát lao động phổ thông mà doanh nghiệp cả nước đang phải chịu, ông Lân vẫn duy trì sức sản xuất cho Tiger Lily.

“Đầu tư vào sản phẩm, tạo ưu thế khác biệt để cạnh tranh. Tôi muốn đi một con đường khác”, ông Lân nói thế. Túc tắc mỗi năm, ông Lân mang sang xứ người hơn 100 tấn giấy vụn trong các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Tự hào về thành quả của mình, ông Lân quyết tâm sẽ đi chuyên về con đường sử dụng nguyên liệu tái chế bởi ông tin đây là cách tốt nhất để có thể vừa kinh doanh, vừa đảm bảo bền vững cho môi trường sống. Thế nhưng, trong ông vẫn canh cánh nỗi lo dù đã hoàn tất việc đăng ký bảo hộ sản phẩm.

Ông bảo: “Tôi không sợ mất thế độc quyền, chỉ sợ mình cũng bị lôi vào cuộc chiến về giá và chết dần dần như những người khác…”

(bài và ảnh Phương Quyên  // SGTT Online)

  • Ra mắt chuyển phát nhanh UPS Việt Nam
  • Doanh nghiệp tăng ngân sách cho hoạt động nhân sự
  • Khởi công nhà máy sữa hiện đại nhất Đông Nam Á
  • Dragon Capital, Masan và “canh bạc” Núi Pháo
  • Hàng trăm doanh nghiệp bị xáo trộn sản xuất do thiếu điện
  • Việt Nam thoát khỏi cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu nhanh
  • Quyết sách lớn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển
  • Đại gia di động làm khổ nhau
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao