Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mạng lưới kinh doanh lâm sản toàn cầu thêm hai doanh nghiệp Việt

picture
Các thị trường chính nhập khẩu đồ gỗ của Việt Nam như châu Âu và Bắc Mỹ là nơi mà luôn đòi hỏi sản phẩm phải có nguồn gốc từ rừng được quản lý bền vững.

Công ty Cổ phần Chế biến lâm sản Quảng Ninh và Công ty Cổ phần Lâm sản Nam Định (Nafaco) ngày 29/8, đã chính thức trở thành thành viên của Mạng lưới kinh doanh lâm sản toàn cầu tại Việt Nam (GFTN - Việt Nam).

Đây là mạng lưới liên kết các nhà cung cấp và sản xuất lâm sản nhằm bảo tồn các khu rừng tự nhiên có giá trị cao đang bị đe dọa thông qua các hoạt động hỗ trợ lâm nghiệp bền vững.

Ông Lê Công Uẩn, điều phối viên mạng lưới GFTN - Việt Nam cho biết, GFTN có mục đích loại trừ việc khai thác, kinh doanh gỗ trái phép và kêu gọi các doanh nghiệp cam kết hướng tới phương thức hoạt động theo hướng bền vững và thân thiện với môi trường.

Theo đó, các công ty là thành viên của GFTN - Việt Nam sẽ được hỗ trợ kỹ thuật trong việc đạt được chứng chỉ của Hội đồng Quản trị Rừng Thế giới (FSC); hỗ trợ để thâm nhập vào các thị trường chính như châu Âu và Bắc Mỹ là nơi mà luôn đòi hỏi sản phẩm phải có nguồn gốc từ rừng được quản lý bền vững.  

Mạng lưới kinh doanh lâm sản toàn cầu (GFTN) là sáng kiến của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) nhằm góp phần chấm dứt tình trạng khai thác gỗ trái phép và cải thiện công tác quản lý các khu rừng có giá trị và đang bị đe doạ. Bằng việc thúc đẩy các mối liên kết kinh doanh giữa các công ty cam kết đạt được và hỗ trợ hoạt động lâm nghiệp có trách nhiệm, GFTN đưa ra các điều kiện thị trường nhằm giúp bảo tồn rừng trong khi vẫn cung cấp các lợi ích kinh tế và xã hội cho các doanh nghiệp và những người phụ thuộc vào rừng.

Mạng lưới này hiện đang hoạt động tại trên 30 quốc gia tiêu thụ và sản xuất gỗ ở khắp châu Âu, châu Á, châu Phi và châu Mỹ.

Tại Việt Nam GFTN được thành lập vào năm 2005 và ngay trong năm đó đã có 4 thành viên được kết nạp. 

(Theo Vneconomy)

  • Jetstar Pacific mở bán vé máy bay Tết
  • Làm “chủ” hờ, ôm nợ
  • Đặt tên “ngoại” cho hàng Việt Nam
  • “Thấm đòn” khủng hoảng
  • Luật Doanh nghiệp: Khó cả khai sinh lẫn “khai tử”
  • Công bố kiến nghị chính sách thương mại của 9 hiệp hội doanh nghiệp
  • Còn nhiều DN chưa khai thuế theo phần mềm mới
  • Phước Hòa trồng 8.000ha cao su tại Campuchia
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao