Sau hơn 3 năm tiếp nhận, dự án mỏ đa kim Núi Pháo dự kiến đi vào sản xuất từ cuối tháng 4 năm nay. Đây là dự án đặc biệt vì nó sản xuất ra kim loại quý hiếm vonfram.
Dự án này một thời gây xôn xao vì giá trị của thương vụ chuyển nhượng và mức ảnh hưởng lớn đến cộng đồng dân cư và môi sinh. Masan đã làm gì để đảm bảo tiến trình khai thác dự án, vừa bảo vệ môi trường phát triển địa phương?
Bể lắng Florit. |
Huy động nguồn lực tài chính
Thông tin từ doanh nghiệp, cuối tháng 4/2013, dự án mỏ đa kim Núi Pháo sẽ hoàn thành và đi vào sản xuất. Trải rộng trên diện tích 9,21 km2 nằm ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, dự án thuộc Công ty TNHH khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo, một công ty con của Công ty Tài nguyên Masan (Masan Resources). Dự án sẽ hoạt động trong vòng 16 năm kể từ năm 2013, quặng được chế biến thành sản phẩm tinh chế trước khi xuất khẩu.
Tháng 3 vừa qua Công ty TNHH Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo đã được Bộ Kế hoạch & Đầu tư trao “Giải thưởng doanh nghiệp thực hiên tốt trách nhiệm an sinh xã hội và phát triển cộng đồng”. Đây là sự ghi nhận cho thành công của dự án trong việc hỗ trợ cộng đồng địa phương tại tỉnh Thái Nguyên. |
Được biết, tháng 4/2010, Quỹ Dragon Capital (Công ty quản lý quỹ sở hữu Công ty Tiberon Mineral) khi đó đang nắm giữ 70% vốn dự án, đã chuyển giao dự án khoáng sản Núi Pháo cho Tập đoàn Masan. Núi Pháo là mỏ đa kim độc đáo có giá trị với các khoáng sản vonfram, florit, bismuth và đồng.
Để có nguồn tài chính triển khai, Masan đã ký một thỏa thuận với Mount Kellett, một công ty vốn tư nhân toàn cầu đầu tư 20% cổ phần vào Masan Resources với trị giá 100 triệu USD. Tiếp đến, vào tháng 2/2012, Masan ký một thỏa thuận vay 80 triệu USD trong 2 năm từ Ngân hàng Standard Chartered.
Đây là khoản vốn vay quốc tế đầu tiên dành cho một dự án khai thác khoáng sản của khối kinh tế tư nhân tại Việt Nam. Ngoài ra công ty cũng huy động được khoản vay 200 triệu USD từ các ngân hàng trong nước. Các khoản vay này là sự chứng nhận cho uy tín của Masan lẫn tiềm năng đặc biệt từ dự án Núi Pháo.
Nhờ nguồn tài chính dồi dào đó, trong thời gian qua Masan đã đầu tư hơn 300 triệu USD để thực hiện và đang tiến đến những khâu cuối cùng của việc xây dựng. Cuối tháng 4 này, dự án sẽ hoàn thành và đi vào sản xuất.
Nguồn lực toàn cầu, chiến lược địa phương
Đến cuối năm 2012, dự án Núi Pháo đã đầu tư hơn 60 triệu USD để đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư cho các hộ dân trong diện tích 7,2 km2 chịu ảnh hưởng từ dự án. Ngoài việc đền bù, Masan còn đưa ra chương trình phục hồi kinh tế cho hơn 2.200 người dân từ khu vực bị ảnh hưởng và tạo cơ hội việc làm cho họ.
Đại diện tập đoàn chia sẻ mối quan tâm sâu sắc của Masan là giảm thiểu tối đa ảnh hưởng bất lợi nào từ dự án và gia tăng giá trị cho cộng đồng. Masan cam kết các tiêu chuẩn toàn cầu khi phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh tại đây.
Dự án mỏ Núi Pháo được thiết kế bởi các nhà thầu trong và ngoài nước với đẳng cấp quốc tế. Hiện người đứng đầu là ông Dominic Heaton, Tổng Giám đốc Điều hành (CEO) của Masan Resources với hơn 20 năm kinh nghiệm về các hoạt động khai thác mỏ.
Bên cạnh đó, dự án còn tập trung một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp với bề dày kinh nghiệm có chung niềm đam mê là xây dựng Masan Resources thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực khai thác tài nguyên tại Việt Nam.
Các đối tác đang cùng Masan thực hiện mục tiêu này bao gồm Tập đoàn Kỹ thuật Jacobs, Hiệp hội Golder, Tham vấn Cube, ABB và rất nhiều các đơn vị khác.
Với đội ngũ nhân lực hiện có và cả tham vọng nâng cấp tiêu chuẩn nhà thầu địa phương lên ngang tầm quốc tế, thông qua dự án mỏ Núi Pháo, Masan hi vọng sẽ tạo tiền đề cung cấp nhân lực và nguồn lực tài chính đáng kể trong việc phát triển ngành mỏ Việt Nam.
(Theo Tienphong Online)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com