Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Một quý tốn 12.500 tờ giấy để kê khai hải quan

Thủ tục hải quan đã có sự cải tiến nhưng vẫn mất nhiều thời gian.

Một cuộc gặp gỡ với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khu vực phía nam vừa được Bộ Công Thương tổ chức tại Tp.HCM.

Tại diễn đàn này, phần lớn các ý kiến của các doanh nghiệp tập trung "kêu" các vấn đề thủ tục hải quan. Mặc dù ngành hải quan đã có nhiều cải tiến trong thủ tục hành chính và triển khai thông quan điện tử nhưng các doanh nghiệp vẫn còn kêu rất vướng.

Công ty PouYuen Việt Nam than phiền là đang gặp khó trong việc khai báo thủ tục từ xa do đường truyền thông tin thường hay bị nghẽn mạch, ngay cả mạng nội bộ hải quan cũng bị treo "cứng ngắc" thường xuyên.

Do vậy, việc kê khai giấy tờ của công ty bị chậm trễ ảnh hưởng đến thông quan hàng hóa của công ty. PouYuen phải thực hiện từ 100-300 tờ khai hải quan xuất nhập khẩu/ngày.

Đại diện Công ty TNHH Shinsung Việt Nam lại than về nơi làm thủ tục. Theo quy định trước kia công ty được phép làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư tại Tp.HCM.

Tuy nhiên do Thông tư 116/2008/TT-BCT của Bộ Tài chính ban hành ngày 4/12/2008 quy định về nơi làm thủ tục hải quan đối với các hợp đồng gia công phải thực hiện tại chi cục hải quan nơi mà cơ sở sản xuất, nên Công ty Shinsung Việt Nam phải làm thủ tục tại Chi cục Hải quan Bến Lức (Long An), cách các cảng, kho giao hàng gần 90 km và xa nơi công ty trú đóng 60 km.

Như tính toán của vị đại diện, công ty này phải bỏ thời gian vận chuyển hàng hóa trên đoạn đường 150 km để làm các thủ tục,  mất rất nhiều thời gian và chi phí.

Theo nhiều ý kiến, một trong những điểm yếu của ngành hải quan là khâu thông tin. Do thiếu sự hướng dẫn và thông tin nên nhiều công ty gặp khó khăn trong việc kê khai thủ tục hải quan trong việc nhập thiết bị.

Bà Lê Thị Bé Tuyết, đại diện Công ty Yazaki EDS Việt Nam cho biết, công ty từng bị ách tắc trong việc nhập khẩu thiết bị chuyên dùng. Khi thiết bị về tới cảng Việt Nam, nhân viên hải quan yêu cầu phải kê khai chi tiết thiết bị, tuy nhiên do một số thiết bị nhập mà doanh nghiệp cũng không biết rõ về kĩ thuật nên phải nhờ đến các chuyên gia nước ngoài sang lắp đặt. Không chỉ vậy, hải quan còn yêu cầu, dịch catalogue sang tiếng Việt và "bắt" đến sở văn hóa thông tin xin giấy phép.

Công ty giày ChingLuh thì không biết phải khai thế nào cho phù hợp khi nhập về lô thiết bị dao cắt để phục vụ sản xuất. Bởi lẽ, theo tiếng Anh thiết bị này được dịch là bút cắt còn theo tiếng Hoa lại dịch là dao cắt, trong khi đó mỗi loại sẽ ứng với mức thuế nhập khẩu khác nhau, kéo cắt là 70% và dao cắt là 35%.

Tại buổi tọa đàm, còn có ý kiến cho rằng thủ tục hải quan làm tốn nhiều chi phí của doanh nghiệp. Theo một công ty có vốn đầu tư của Nhật hoạt động tại Tp.HCM, trong quý 1/2009, công ty này đã phải tốn đến 25 ram giấy (tức 12.500 tờ) để in ấn các giấy tờ phục vụ cho hoạt động kê khai hải quan, chưa kể đến chi phí về mực in và lương nhân viên đảm trách công việc này.

Doanh nghiệp khác đang hoạt động trong lĩnh vực thủy hải sản có nhà máy đóng tại Khu công nghiệp Tân Thới Hiệp, quận 12, Tp.HCM thì luôn "đau đầu" trong vấn đề thanh lí thanh khoản bộ chứng từ.

Vì hải quan chỉ làm việc trong giờ hành chính nên nếu xuất hàng vào 2 ngày cuối tuần thì phải mở tờ khai từ hôm thứ 6. Tuy nhiên, khi bắt tay làm hàng thì nhiều lúc vì cúp điện hoặc máy móc bị trục trặc nên số lượng hàng hóa giao đi sẽ bị thiếu và tài khoản chuyển về sẽ ít hơn so với kê khai trong tờ khai trước đó. Khi đó, hải quan thông báo chứng từ không hợp lệ và doanh nghiệp bị treo hồ sơ và bị nợ thuế.

Ngay tại diễn đàn này, ông Nguyễn Ngọc Túc, Tổng cục phó Tổng cục Hải quan đã giải thích lần lượt từng thắc mắc của các doanh nghiệp. Theo ông,  ngành hải quan cũng còn nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng, một số văn bản hướng dẫn vẫn chưa rõ ràng vì vậy đã ảnh hưởng đến quá trình làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa.

Trong quá trình làm việc, nếu gặp vướng mắc doanh nghiệp hãy nhanh chóng liên lạc trực tiếp hoặc bằng văn bản, ngành hải quan sẽ tiếp nhận, tổng hợp và phản hồi lại cho doanh nghiệp, vị đại diện ngành hải quan nói.

(Theo VnEconomy )

  • Năm 2008: Lợi nhuận ròng của Arianespace là 2,5 triệu Euro
  • GM và Segway phát triển xe điện tích hợp công nghệ cao
  • Metfone - thương hiệu của Viettel tại Campuchia
  • Lafooco (Long An) đề nghị “Gạo đổi hạt điều”
  • Toshiba xúc tiến dự án phát triển sạch tại VN
  • Thương vụ IBM và Sun Microsystems đổ bể
  • Gazprom mua 20% cổ phần của công ty Italy
  • SonicWall hợp tác chiến lược với FPT Distribution
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao