Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhiều doanh nghiệp xăng dầu âm thầm “ngừng” trích Quĩ bình ổn

Vẫn lỗ 500- 1.000 đồng/lít, nhiều đơn vị “tuyên bố chống lệnh”, không trích Quĩ  bình ổn giá nữa và việc xả quĩ thì giống như chuyện con rắn đang ăn cái đuôi của mình.

Tính đến ngày 14/5, so sánh giữa giá bán lẻ và giá cơ sở xăng dầu, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết, mặt hàng dầu diesel và dầu hỏa lỗ nặng nhất.

Dầu diesel đang “âm” tới 1.430đồng/lít so với giá cơ sở, tỷ lệ chênh lệch là 9,8% giữa giá cơ sở và giá bán lẻ. Dầu hỏa “âm” 1.435 đồng/lít với tỷ lệ trên là 9,6%.

Mặt hàng xăng cũng đang "âm" 1.019 đồng/lít, tỷ lệ chênh lệch với giá cơ sở là 6%. Dầu madut lỗ nhẹ nhất là 587 đồng/kg, tương ứng tỷ lệ 4,5%.

Nếu trừ 500 đồng/lít xăng và 400 đồng/lít dầu diesel và dầu hỏa được bù từ Quĩ bình ổn, doanh nghiệp vẫn còn lỗ khoảng 519 đồng/lít xăng, lỗ 970 đồng/lít và dầu hỏa còn lỗ khoảng 964 đồng/lít.

Đang lỗ, trích lập Quĩ bằng gì?


Nói chuyện xăng dầu thời điểm này, một vị chuyên viên kinh doanh của một công ty xăng dầu lớn nhất khu vực miền Nam “úp úp mở mở”: “Tôi biết, nhiều doanh nghiệp khác đã ngừng trích Quĩ từ đầu tháng 4 rồi. Đơn giản là vì lỗ quá!

Vị chuyên viên này giãi bày: “Xả quĩ rồi, mỗi lít xăng dầu vẫn “treo” một khỏan lỗ 500-1.000 đồng/lít, doanh nghiệp lấy đâu ra để cân đối, bù vào? Lỗ vậy, nói chi tới việc vẫn tiếp tục trích Quĩ bình ổn?”

Ông cũng cho rằng, vì vẫn tiếp tục phải trích Quĩ, theo phép tính “cơ học”, thực tế, doanh nghiệp chỉ được “bù” 100- 200 đồng/lít để giảm lỗ thôi. Do đó, cách thức sử dụng Quĩ bình ổn hiện nay do Bộ Tài chính ban hành là nặng tính hình thức.

“Ba tháng qua, có thời điểm doanh nghiệp đã “ăn” cả vào vốn. Chuyện trích Quĩ chẳng qua là lấy tiền ở túi phải, lại bỏ qua túi trái. Cách này giống như chuyện con rắn ăn chính cái đuôi mình”, ông nói.

Không cứ là doanh nghiệp nhỏ mà ngay cả đơn vị kinh doanh xăng dầu lớn nhất hiện nay – Petrolimex cũng lúng túng, mù mờ với “lệnh” vừa cho xả, vừa cho trích lập Quĩ bình ổn của Bộ Tài chính.

“Không trích Quĩ bình ổn nữa là đúng!”, một lãnh đạo của Petrolimex khẳng định.

Vị này than thở: “Lãi gộp còn không đủ bù đắp chi phí sản xuất kinh doanh thì làm sao mà có tiền trích lập Quĩ? Thường thì, chỉ khi nào có lãi, trừ chi phí kinh doanh ra, còn “vênh” ra một khoản lợi nhuận thì mới có thể có cái để trích Quĩ được!”.

Nhiều doanh nghiệp bày tỏ, Bộ Tài chính yêu cầu tiếp tục trích Quĩ bình ổn trong khi, giá thế giới xăng dầu vẫn cao ngất ngưởng, xăng dầu vẫn đang lỗ chỏng gọng thì thật vô lý và không có ý nghĩa!

Petrolimex đã gửi kiến nghị tới Bộ Tài chính xin hướng dẫn cụ thể về sử dụng Quĩ bình ổn nhưng đến nay chưa có hồi âm.

Cần công khai tình hình sử dụng Quĩ bình ổn

Khi nhắc đến tình hình chi tiêu Quĩ, các lãnh đạo doanh nghiệp xăng dầu đều mở lời: “Chúng tôi đang chờ hướng dẫn của Bộ để báo cáo. Quan trọng không phải là việc chi ra bao nhiêu, thu bao nhiêu mà là vấn đề nguyên tắc sử dụng Quĩ như thế nào? Tôi khẳng định, quĩ này không phải là thu cho ngân sách và để bù lỗ cho doanh nghiệp mà là bù giá cho người tiêu dùng…”

Trong khi đó, một vị chuyên gia xăng dầu phía Nam bật mí: “Để ước tính về tình hình Quĩ thì không khó.”

Ví dụ, năm nay, trung bình mỗi tháng, tiêu thụ 1,3 tỷ lít xăng dầu các loại. Trong đó, 60% là xăng, 30% là dầu diesel và 2% dầu hỏa và 8% dầu madut và các loại khác.

Với mức 300 đồng/lít, kg trích Quĩ thì một tháng, Quĩ bình ổn có thêm 390 tỷ đồng. 5 tháng qua, tính từ ngày 15/12/2009 thì số dư Quĩ bình ổn phải là 1.950 tỷ đồng.

Chưa kể, Quĩ bình ổn đã được trích lập từ trước đó với số dư được Bộ Tài chính “áng chừng” trên 120 tỷ đồng.

Tính từ ngày ¼, Bộ Tài chính phát lệnh xả quĩ. Theo đó, trong 1,5 tháng qua, mặt hàng xăng có thể đã được được bù tới 585 tỷ đồng từ Quĩ. Mặt hàng dầu diesel có thể bù tới 234 tỷ đồng và dầu hỏa chỉ khoảng 15,6 tỷ đồng.

Vị chuyên gia này cho rằng, như vậy, mức xả Quĩ bình ổn hiện mới chỉ là khoảng 834,6 tỷ đồng và số dư của Quĩ vẫn còn ít nhất 1.115 tỷ đồng (chưa tính số dư Quĩ hình thành trước 15/12/2009).

Rõ ràng, với các con số trên thì dường như, vài thông tin nhỏ giọt, không chính thức, về mức chi tới 2.000 tỷ đồng tiền Quĩ bình ổn vừa qua của Cục trưởng Cục quản lý giá là khó hiểu!

Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng cho rằng, những tính toán trên chỉ là lý thuyết, còn thực tế, các doanh nghiệp có trích Quĩ bình ổn như vậy không thì không ai biết! Chỉ khi Bộ Tài chính kiểm tra thì may ra mới sáng tỏ.

Thực chất, Quĩ bình ổn giá xăng là “móc” trực tiếp từ túi người tiêu dùng. Nhiều điều mà người tiêu dùng cần được biết như số dư Quĩ hiện là bao nhiêu? Từng doanh nghiệp đã chi dùng như thế nào và sau khi xả Quĩ thì Quĩ còn bao nhiêu tiền?

Đáng tiếc là, Bộ Tài chính và các doanh nghiệp vẫn im lặng hòan toàn trước dư luận về tình hình sử dụng Quĩ này.

(Việt Nam Nét)

  • Vinacas xúc tiến thành lập câu lạc bộ điều
  • Sinochem từ bỏ việc khai thác mỏ dầu Missan tại Iraq
  • Apple sẽ phế bỏ chuẩn Flash?
  • Điện thoại Android lần đầu đánh bật iPhone
  • PVC ký thỏa thuận hợp tác đầu tư xây dựng tòa nhà cao nhất Việt Nam
  • Ða dạng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước
  • Nhà máy thông tin điện tử Z755 chuyển đổi cơ cấu mặt hàng để phát triển
  • 20,3 tỷ USD phát triển công nghệ xanh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao