Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nợ thuế gia tăng

Làm sao bán được hàng khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu do thu nhập giảm sút đang là bài toán đau đầu với các doanh nghiệp. Ảnh: Minh Tâm

Doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, thậm chí phải tạm ngưng hoạt động, đóng cửa đã tác động lớn đến tình hình thu ngân sách Nhà nước khi nợ thuế gia tăng trong những tháng qua và tổng thu đạt thấp.

Đây là thông tin vừa được Bộ Tài chính công bố trong một báo cáo ngày 6-5.

Theo bộ này, nợ thuế trong những tháng đầu năm đã gia tăng. Số liệu đến hết tháng 2 cho thấy, số thuế nợ tăng 28,5% so với ngày 31-12-2011.

Trong đó, khu vực doanh nghiệp nào cũng có số doanh nghiệp nợ thuế tăng lên. Cụ thể, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 25,7%, khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 13,9%, khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 4,3%.

Và các ngành có số nợ thuế giá trị gia tăng tăng cao so với cùng kỳ 2011 là bất động sản, vận tải, sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nông- lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp khai khoáng, dịch vụ ăn uống khách sạn.

Trong khi đó, tính đến giữa tháng 3, tổng số doanh nghiệp nợ thuế hải quan quá hạn là 8.465 doanh nghiệp (tăng 6,04% so với cuối năm ngoái). Trong đó, khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước chiếm tỷ lệ cao nhất với 78,9%, tiếp đến là khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (10,6%) và khu vực doanh nghệp Nhà nước (10,5%).

Ngành hải quan thống kế, nợ thuế quá hạn tập trung ở nhóm hàng hoá thành phẩm. Riêng thuế xuất khẩu, nợ quá hạn chủ yếu từ nhóm hàng hoá nguyên vật liệu, sản phẩm thô.

Tình hình nộp thuế như vậy cùng với hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn, doanh thu giảm nên số thu ngân sách Nhà nước từ thuế đã bị tác động không nhỏ. Bộ Tài chính báo cáo, thu thuế nội địa và thu thuế hải quan đều giảm.

Tổng thu nội địa quí 1 đạt gần 141.000 tỉ đồng, chỉ bằng 96,9% so với cùng kỳ 2011. Bộ Tài chính khẳng định, đây là năm đầu tiên trong các năm gần đây thu nội địa lại giảm so cùng kỳ. Các năm trước, số thu quí 1 đều tăng từ 35% trở lên so với trước đó.

Trong đó, số thu của khu vực Hà Nội là hơn 38.000 tỉ đồng, không tăng so với cùng kỳ 2011 nếu trừ yếu tố đột biến chênh lệch thu chi của Ngân hàng Nhà nước. Còn số thu của khu vực TPHCM  là hơn 32.000 tỉ đồng, giảm 16,4%.

Tương tự, số thu thuế giá trị gia tăng trong quí 1 đạt hơn 33.000 tỉ đồng. Tuy tăng 6% so với cùng kỳ 2011 nhưng lại là là mức thấp nhất trong các năm gần đây. Có 8/14 ngành có thuế giá trị gia tăng nộp ngân sách Nhà nước giảm mạnh so với cùng kỳ là bất động sản giảm 29,8%; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm giảm 22,2%; vận tải, kho bãi giảm 16,4%; nông nghiệp - lâm nghiệp - thuỷ sản giảm 7,4%; xây dựng giảm 4%...

Số thu thuế thu nhập doanh nghiệp cũng không là ngoại lệ. Số thu chỉ bằng 94,28% so với cùng kỳ (tức giảm gần 6%) và thấp hơn nhiều so với các năm 2009, 2010. Trong đó, khu vực doanh nghiệp Nhà nước bằng 89,64% và doanh nghiệp ngoài Nhà nước bằng 92,19%. Riêng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhẹ (6,8%) khi tăng cường công tác chống chuyển giá.

Cũng trong quí 1, số thu hải quan đạt hơn 46.600 tỉ đồng, tương đương hơn 15.000 tỉ đồng/tháng, giảm 2,2% so với cùng kỳ 2011.

Bộ Tài chính nhận định, doanh nghiệp gặp khó vì chi phí tài chính tăng cao nhưng hàng hóa không bán được. Khó khăn tập trung chủ yếu ở những ngành như xây dựng; bất động sản; công nghiệp chế biến, chế tạo (ô tô, xe máy, sắt, thép, cơ khí, thuỷ sản, dệt may...); chăn nuôi, sản xuất lâm nghiệp; dịch vụ, ăn uống và ở khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước; doanh nghiệp vừa và nhỏ, một số doanh nghiệp lớn, thậm chí cả doanh nghiệp ở những địa bàn lớn như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Bình Dương...

Số doanh nghiệp đăng ký mới giảm nhưng tạm ngưng hoạt động, giải thể và phá sản tăng

Qua theo dõi Mã số thuế doanh nghiệp, trong quí 1 có hơn 18.700 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 10,2% so với cùng kỳ 2011. Số doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh có thời hạn là gần 18.700 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp giải thể, phá sản và ngừng hoạt động là khoảng 10.350 doanh nghiệp, tăng 14,8% so với cùng kỳ; trong số đó có 23,1% doanh nghiệp thành lập được 1 năm và 41,9% doanh nghiệp thành lập được 2 năm.

Tính đến cuối quí 1, cả nước có 445.500 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 5,7% so với cùng kỳ và tăng 1,1% so với cuối năm 2011.

Một số ngành có số doanh nghiệp thành lập mới giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2011, như công nghiệp khai khoáng, kinh doanh bất động sản, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, xây dựng; Một số ngành có số doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh có thời hạn và ngừng hoạt động tăng cao như kinh doanh bất động sản và xây dựng.

(Theo Thời báo kinh tế SG)

  • Khi Beeline bỏ “cuộc chơi”...
  • Doanh nghiệp đã và đang phá sản thế nào?
  • 29.000 tỷ có cứu được doanh nghiệp?
  • Kinh doanh 2012: Doanh nghiệp “sợ” điều gì?
  • Nợ của EVN, trả bằng cách nào?
  • Doanh nghiệp làm từ thiện: Vì sao Tp.HCM “thoáng” hơn Hà Nội?
  • Công bố 5 nhóm giải pháp cứu DN
  • Doanh nghiệp lo ngại 'đảo nợ'
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao