Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nokia nỗ lực giữ “ngai vàng”

Bốn mẫu điện thoại thông minh mới của Nokia.

“Nokia đang trở lại!”. Đó là thông điệp của tân Giám đốc điều hành Nokia, Stephen Elop, đưa ra trong Hội nghị thế giới Nokia hằng năm ở London (Anh) hồi giữa tháng Chín. Tuy vậy, sự trở lại lần này của Nokia được dự báo là không dễ dàng.

Tại Hội nghị thế giới Nokia, Niklas Savander, Phó chủ tịch điều hành tiếp thị của Nokia, tuyên bố: “Hôm nay, ngày 14-9, đánh dấu sự khởi đầu của cuộc phản công của chúng tôi trong thị trường điện thoại thông minh”. Tuyên bố về “sự phản công” này được đưa ra trong bối cảnh thị phần về điện thoại di động của Nokia vẫn đạt tỷ lệ cao nhất dù đã bị sụt giảm, trong khi đó, các đối thủ mạnh của Nokia đã lộ diện và học được cách chinh phục thị trường.

Bị tụt lại phía sau

Có điều gì đó khác thường với lời tuyên bố nói trên nếu biết rằng Nokia vẫn đang là “nhà vua” không thể tranh cãi trong ngành công nghiệp điện thoại di động với thị phần là 40% trên toàn cầu. Hãng dự kiến sẽ tung ra thị trường nửa tỷ chiếc điện thoại trong năm nay, nhiều hơn gần gấp đôi so với đối thủ gần nhất là Samsung. Dù vậy, bà Roberta Cozza, một nhà phân tích của công ty Gartner Inc., lý giải: “Nghe có vẻ lạ, nhưng sự thật là họ đang chiến đấu cho sự sống còn của mình. Nokia vẫn là công ty thống trị, nhưng cần chú ý là thị phần của họ đang sụt giảm nhanh chóng”. Việc Nokia thay “tướng” và giới thiệu điện thoại thông minh mới báo hiệu một sự thay đổi hướng đi của công ty này trong thời gian tới.

Một vấn đề lớn của Nokia là công ty này đã tỏ ra chậm chạp trong việc nắm bắt được rằng tương lai của ngành công nghiệp điện thoại di động sẽ không được quyết định bởi phần cứng mà là phần mềm. Công ty này đã thống trị trong phân khúc điện thoại giá vừa và rẻ, đồng thời vẫn tiếp tục là một thế lực của ngành công nghiệp trong tương lai.

Dù vậy, như bà Cozza chỉ ra, vấn đề là người sử dụng đang chuyển sang thị trường điện thoại thông minh và tất cả những sự đổi mới đến từ phân khúc cao cấp của thị trường. Đây lại là nơi không nằm trong sự thống trị của Nokia.

Một vấn đề khác nằm ở hệ điều hành Symbian. Các sản phẩm của Nokia thành công mạnh mẽ vào những năm 90 của thế kỷ trước nhờ một giao diện sáng tạo. Dù vậy, sự thống trị này bị đe dọa sau khi Apple tung ra điện thoại iPhone ba năm trước với màn hình cảm ứng đầy sức hút.

Thomas Kang, một nhà phân tích của Công ty Strategy Analytics, nhận định: “Nokia có một di sản phần mềm mà người sử dụng quen dùng, khiến việc bỏ đi mọi thứ và sáng tạo một thứ gì đó hoàn toàn mới là không dễ. Con đường dễ đi là xây dựng trên những gì bạn đã làm trong quá khứ, và đó chính là điều khiến Nokia bị tụt lại phía sau. Trong khi đó, Apple chọn hướng đi bắt đầu từ con số 0”.

Mối đe dọa Android

Điện thoại N8 được giới thiệu tại Hội nghị thế giới Nokia ở London (Anh) vào giữa tháng Chín.

Trong mảng điện thoại thông minh, các công ty bắt đầu từ con số 0 gặp khá nhiều thuận lợi, nhất là khi những phần cứng cần thiết để phát triển sản phẩm đã được tiêu chuẩn hóa. Ông Adrien Bommelaer, một nhà phân tích cao cấp của Công ty Piper Jaffray ở London (Anh), lý giải: “Về cơ bản, điều này có nghĩa là bất cứ ai cũng có thể mua chất bán dẫn, chip Wi-Fi và camera của bên thứ ba để chế tạo điện thoại. Vì vậy, phần cứng không còn là yếu tố giúp phân biệt các đối thủ cạnh tranh. Sự phân biệt hiện nay đến từ phần mềm”.

Ngoài phần mềm, có một yếu tố quan trọng hơn là làm sao thu hút được nhà phát triển phần mềm sử dụng hệ thống của mình. Chẳng hạn như, theo chuyên gia Cozza, iPhone đã thúc đẩy sự ra đời của đủ loại ứng dụng, tạo ra một “hệ sinh thái được thiết kế xoay quanh những sở thích cá nhân và tính năng”.

Tuy nhiên, mối đe dọa thật sự đến sự thống trị hiện nay của Nokia không phải là điện thoại iPhone hoặc BlackBerry. Thủ phạm thực sự đằng sau sự sụt giảm thị phần của Nokia chính là Google và hệ điều hành Android. Được cung cấp miễn phí cho các nhà sản xuất điện thoại thông minh, Android được cho là vận hành tốt hơn trong một giao diện cảm ứng so với phiên bản mới nhất của Symbian. Kết quả là các “đại gia” điện thoại, như LG và Samsung, đổ xô sử dụng hệ thống của Google, tấn công sự thống trị của Nokia trong phân khúc điện thoại giá vừa và rẻ.

Theo công ty Gartner, thị phần điện thoại Android đã nhanh chóng tăng từ 3,9 % lên 17,7% trong năm ngoái. Cũng trong thời gian này, thị phần điện thoại Symbian đã giảm từ 47 % xuống còn khoảng 40 %. Gartner dự báo rằng thị phần điện thoại Android sẽ qua mặt điện thoại Symbian vào năm 2014.

Nokia đang hy vọng có thể ngăn chặn đà sụt giảm nói trên bằng cách giới thiệu một loạt điện thoại thông minh mới, trong đó nổi bật là mẫu N8. Các nhà phân tích đang chờ xem liệu những cải tiến đối với Symbian có đủ thu hút nhiều nhà phát triển xây dựng ứng dụng cho điện thoại Nokia hay không. Ông Savander thừa nhận: “Khi bạn có 40 % thị phần, bạn không có sự xa xỉ của việc chỉ tập trung vào một phân khúc duy nhất. Vì thế, chúng tôi đang nỗ lực làm việc để bảo đảm chúng tôi vẫn còn rất cạnh tranh trong phân khúc cấp thấp, đồng thời thu hút người tiêu dùng mới trong phân khúc điện thoại thông minh”.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn // CNN)

  • Lần đầu tiên có phần mềm cảnh báo rủi ro cho doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp vào cuộc trữ hàng Tết
  • Công nghiệp phần mềm vấp nỗi lo nhân lực
  • Vinashin khởi động đóng mới tàu cho Vinalines
  • Tổng công ty Bạch Đằng (Vinashin) hạ thủy tàu chở khí hóa lỏng
  • Miễn thuế cho doanh nghiệp sử dụng lao động khuyết tật
  • ICAO tăng cường an ninh hàng hóa hàng không
  • Lần đầu tiên vinh danh 12 giảng viên Doanh nhân
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao