Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Saigon Co.op đưa cửa hàng tiện ích đến khu dân cư

Trong cuộc chạy đua khi Việt Nam mở cửa sâu rộng lĩnh vực dịch vụ phân phối bán lẻ theo cam kết WTO, một “con chim đầu đàn” của ngành phân phối trong nước là Liên hiệp các Hợp tác xã Thương mại Sài Gòn (Saigon Co.op) đã chọn chiến lược mở rộng mạng lưới cửa hàng tiện ích đến từng khu dân cư.
 
Bà Nguyễn Thị Hạnh, Tổng giám đốc Saigon Co.op, cho biết ngày 27/12 doanh nghiệp này sẽ đánh dấu sự khởi đầu của loạt cửa hàng chuyên bán lẻ thực phẩm bằng việc khai trương thương hiệu Co.op Food tại một chung cư hiện đại ở Thành phố Hồ Chí Minh.
 
Sau cửa hàng đầu tiên này, Saigon Co.op sẽ phát triển chuỗi 20 cửa hàng trong năm 2009 và dự kiến khoảng 120 cửa hàng nữa đến năm 2012. Quy mô vốn cho mỗi cửa hàng này dự kiến trong khoảng từ 2 tỉ đến 10 tỉ đồng.
 
Với “chiêu” hút khách chính là ưu tiên hàng đầu cho sự an toàn về thực phẩm và sự tiện lợi, chuỗi cửa hàng Co.op Food sẽ bán tất cả các mặt hàng thực phẩm từ tươi sống, sơ chế, chế biến, nấu chín, đông lạnh... và mở cửa từ 6 giờ đến 21 giờ hàng ngày. Đặc biệt, cửa hàng còn có nhiều chương trình dịch vụ hấp dẫn cho khách hàng như tư vấn món ăn hàng ngày, món ngon cuối tuần hay đặt hàng qua điện thoại.
 
Theo Phó Tổng giám đốc Nguyễn Thành Nhân, chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi này không chỉ là cách doanh nghiệp tiếp cận người tiêu dùng gần nhất mà còn là “cánh tay” nối dài cho hệ thống siêu thị vốn đang bị quả tải ở ngành hàng thực phẩm.
 
Cùng với việc đưa vào hoạt động hàng loạt các cửa hàng thực phẩm tiện ích, cũng trong tháng 12 này, Saigon Co.op đã triển khai thêm 4 siêu thị Co.opMart tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bến Tre và tỉnh Đắk Lắk.
 
Động thái mở rộng mạng lưới mạnh mẽ này là bước đi khá vững chắc và thêm một lần khẳng định sự nhanh nhạy của Saigon Co.op trong việc tận dụng lợi thế “sân nhà” để đón đầu cạnh tranh với làn sóng các doanh nghiệp nước ngoài có thể tràn vào sau thời điểm 1/1/2009, khi được gỡ bỏ thêm nhiều rào cản trên thị trường Việt Nam.
 
Đây cũng là hướng đi được coi là “khôn ngoan” vì theo nhận định của Bộ Công Thương, các mô hình phân phối quy mô nhỏ và vừa vẫn có nhiều đất phát triển hơn khi thị trường bán lẻ Việt Nam còn phân tán. Bởi vậy, Bộ cũng khuyến cáo các doanh nghiệp trong nước tận dụng thời gian để xác lập thị phần khi thế mạnh chưa nghiêng về các nhà phân phối quốc tế chuyên nghiệp.
 
Được thành lập từ năm 1998, đến nay Saigon Co.op đã có 34 siêu thị tại Thành số Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận với thương hiệu quen thuộc Co.op Mart. Mạng lưới Co.op Mart dự kiến sẽ được đưa lên con số 50 siêu thị vào năm 2010 và 100 siêu thị vào năm 2015./.

(Theo Veitnam+)

  • Chủ tịch Toyota Motor Watanabe sẽ từ chức trong năm 2009?
  • Toyota thu hồi hơn 120.000 xe tại Trung Quốc
  • Toshiba sẽ xây nhà máy tại Việt Nam
  • Doanh số bán toàn cầu của Toyota giảm mạnh
  • JFE cắt giảm sản lượng thép
  • Tính đến ngày 25/12, chưa có thêm doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam
  • Kết quả kinh doanh 2008: nhiều doanh nghiệp về đích sớm
  • Isuzu cắt giảm lương của 8.000 công nhân
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao