Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Siêu thị theo chân nhau về tỉnh

Đi về các tỉnh, thị trường nông thôn đã giúp cho nhiều doanh nghiệp bán lẻ tăng doanh số bán hàng trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng khó khăn.

Bán hàng lưu động, đưa đón khách

Khi bán lẻ tại các đô thị lớn dần có hiện tượng bão hòa, cạnh tranh khốc liệt thì thị trường các tỉnh, thị trường nông thôn vẫn đang khởi sắc do có quy mô rộng lớn và nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao. Đi về các tỉnh, thị trường nông thôn đã giúp cho nhiều doanh nghiệp bán lẻ tăng doanh số bán hàng trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng khó khăn.

Bà Nguyễn Thị Hải Yến, giám đốc siêu thị BigC Vĩnh Phúc, cho biết với hơn 40 nghìn chủng loại hàng hóa khác nhau hết sức đa dạng, một ngày siêu thị đón khoảng trên 5.000 lượt khách với 4.000 hóa đơn thanh toán. Dịp cuối tuần khách hàng còn tăng lên từ 1,3 - 1,4 lần so với ngày thường.

"Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các mặt hàng mới nhằm giúp cho khách hàng có những lựa chọn phù hợp hơn", bà Yến chia sẻ.

Theo ông Đinh Lê Lợi, giám đốc siêu thị Co.opmart Vĩnh Phúc, cho biết hai tháng đầu năm, doanh số bán hàng của siêu thị tăng 30%. Hiện tại, ngoài điểm bán hàng chính ở thành phố Vĩnh Yên doanh nghiệp đang đầu tư tổ chức liên tục những đợt bán hàng lưu động về các huyện lân cận nhằm thu hút được đông đảo người tiêu dùng nông thôn.

(Ảnh Bảo Hân)
Tham gia bán hàng nông thôn, các doanh nghiệp cho biết họ thu được nhiều lợi ích thiết thực ngoài doanh số và lợi nhuận như: quảng bá và bán sản phẩm, tiếp cận người tiêu dùng, chiếm lĩnh thị trường với chi phí phù hợp.

Theo bà Hải Yến, thị trường nông thôn hiện nay đang là một "chiếc bánh ngon" khiến không ít các doanh nghiệp bán lẻ đang có chiến lược phát triển và mở rộng thị trường nhằm chiếm lấy một phần của chiếc bánh đó.

Để giữ chân và thu hút thêm nhiều người tiêu dùng đến với siêu thị đòi hỏi các doanh nghiệp cũng cần tìm ra những hướng đi mới. Hiện tại siêu thị BigC cũng đã đưa ra hàng loạt các chương trình khuyến mại hấp dẫn như: "Tôn vinh vẻ đẹp Việt lần 7", "Đã rẻ nay còn rẻ hơn", tặng thể ưu đãi giảm giá cho khách hàng, hay BigC còn tổ chức các tuyến xe buýt đưa đón khách hàng về các huyện lân cận...

Ghi nhận tại thị trường bán lẻ nông thông cho thấy, không chỉ có các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt mới được người tiêu dùng hướng tới mà hiện tại các nhóm hàng điện tử cao cấp cũng là mặt hàng được người tiêu dùng hiện nay chú ý.

Theo các doanh nghiệp, đưa hàng về nông thôn hiện nay có nhiều thuận lợi hơn trước. Thu nhập cải thiện, nhu cầu mua sắm hàng hóa ngày càng tăng lên. Đặc biệt người dân nông thôn đang có nhu cầu rất lớn về các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng, hàng công nhiệp chế biến, hàng điện tử, điện máy... Nắm bắt được tiềm năng của thị trường nông thôn, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chân chiếm lĩnh thị trường như: BigC, Co.opMart, Thế Giới Di Động...

Hướng đi mới

Theo các chuyên gia marketing, việc mở rộng thị trường bán lẻ ở các tỉnh hay nông thôn là một hướng đi mới để gỡ khó chho kinh doanh siêu thị, vì sức cạnh tranh ở thị trường này không gay gắt như trị trường ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, và với giá cả vừa phải có thể thu hút được đông đảo người tiêu dùng.

Theo đó, các doanh nghiệp bán lẻ cũng không nên nghĩ người dân nông thôn không biết dùng hàng cao cấp. Vấn đề quan trọng là doanh nghiệp bán lẻ biết tổ chức cung ứng hàng hóa như thế nào để người dân có thể tiếp cận với những sản phẩm có giá trị cao.

Nhiều nhà kinh doanh bán lẻ cũng cho biết thị trường ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM hiện nay đang bão hòa với sự đổ bộ của các nhà bán lẻ và sự bùng nổ của các siêu thị, trung tâm mua sắm trong những năm qua. Trong khi đó, tại trường nông thôn, trong 1-2 năm trở lại đây, các siêu thị mới bắt đầu được mọc lên.

Người dân nông thôn đã bắt đầu cảnh giác hơn với hàng chợ không có bảo hành, không đảm bảo chất lượng, mua phải hàng dỏm không biết kêu ai. Do đó, các DN cho rằng, việc xuất hiện một siêu thị với chủng loại hàng hóa đa dạng không kém gì thị trường thành phố, nhà bán lẻ lại có uy tín lớn, đã tạo ra một trào lưu và tập quán mua sắm mới ở người dân nông thôn. Do đó, xu hướng các nhà bán lẻ phát triển hệ thống về thị trường nông thôn sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới.

Theo ông Đinh Anh Huân, giám đốc kinh doanh Công ty cổ phần Thế giới di động, đến nay hệ thống siêu thị bán lẻ hàng điện tử thương hiệu Thế giới di động có hơn 200 điểm bán lẻ được phân bố trên khắp 63 tỉnh thành trong cả nước. Được biết, bình quân doanh thu của một điểm bán lẻ ước tính chừng 100 triệu đồng/ngày.  Quan điểm kinh doanh của Thế Giới Di Động là nếu điểm bán lẻ tại các tỉnh lỗ thì sẽ đóng cửa ngay nhưng đến nay hệ thống bán lẻ ở các tỉnh đang hoạt động có hiệu quả.

Trong thời gian tới, công ty đang có chiến lược phát triển thêm hệ thống bán lẻ Thế Giới Di Động và mở rộng thêm hệ thống siêu thị Dienmay.com về các tỉnh thành trong cả nước. Đầu năm 2012 siêu thị Dienmay.com đã khai chương một điểm bán lẻ ở Sóc Trăng, tháng tư sẽ mở một điểm lẻ ở Buôm Mê Thuật, tháng 6 mở ở Bình Dương.

Ông Huân cho biết, tuy mới phát triển hệ thống siêu thị Dienmay.com nhưng tính đến thời điểm này hệ thống đã có mặt ở 8 tỉnh thành và dự kiến sẽ phát triển rộng hơn nữa.

Nhận đinh về thị trường nông thôn ông Huân khẳng định: "Đây là một thị trường đầy tiềm năng đối với các doanh nghiệp bán lẻ, hệ thống Thế Giới Di Động và Dienmay.com cũng coi đây là thị trường trọng điểm để phát triển các điểm bán lẻ của mình trong năm 2012 này".

(Theo VEF)

  • Vì sao nhiều ngân hàng thay "tướng"?
  • Số lượng doanh nghiệp giải thể tăng trong quý một
  • 2.200 tỷ đồng xây dựng nhà máy càphê quy mô lớn
  • Vì đâu và về đâu Bianfishco?
  • Nói và làm: Mua khách sạn nước ngoài, mới được phần xác
  • Kỳ lạ: Doanh nghiệp thua lỗ lê lết, cổ phiếu tăng giá
  • Sáp nhập VinaPhone và MobiFone có vướng Luật Cạnh tranh?
  • Bảo Tín Minh Châu tung ‘độc chiêu’ vượt ‘bão’
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao