Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sức cạnh tranh của Hà Tiên 1 sẽ tốt hơn

Ông Ngô Minh Lãng (phải) Giám đốc Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 và ông Hoàng Kim Cường, Giám đốc Nhà máy Bình Phước, bên những bao xi măng thành phẩm đầu tiên của Nhà máy Bình Phước. Ảnh: Lê Toàn.

Những bao xi măng đầu tiên được sản xuất ở Nhà máy Bình Phước đã có mặt trên thị trường. Đây là dự án có tầm quan trọng chiến lược đối với Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1, vì nó là mắt xích sau cùng còn thiếu trong dây chuyền sản xuất của công ty.

Trả lời phỏng vấn, ông Ngô Minh Lãng, Giám đốc Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1, khẳng định sự ra đời của Nhà máy Bình Phước, với công suất 1,8 triệu tấn clinker và 1,3 triệu tấn xi măng thành phẩm mỗi năm, sẽ giúp Hà Tiên 1 nâng cao năng lực cạnh tranh ở thị trường nội địa.

Cùng với trạm nghiền Phú Hữu, nhà máy xi măng Bình Phước hoạt động sẽ tăng công suất của Hà Tiên 1 thêm 3,6 triệu tấn xi măng. Ông có lo lắng về thị trường tiêu thụ, nhất là trong điều kiện năng lực sản xuất xi măng của Việt Nam hiện đã vượt nhu cầu?

- Ông Ngô Minh Lãng: Có thêm nhà máy Bình Phước, năng lực sản xuất của Hà Tiên 1 đạt hơn 5 triệu tấn xi măng mỗi năm. Cộng thêm Hà Tiên 2, chúng tôi có tổng công suất 7 triệu tấn.

Thị trường tiêu thụ chính của Hà Tiên 1 là Nam bộ (bao gồm ĐBSCL), Tây Nguyên và Nam Trung bộ. Hiện tại, tổng nhu cầu xi măng của khu vực thị trường này khoảng 16 triệu tấn/năm, gấp 2,5 lần năng lực sản xuất của chúng tôi. Mặc dù thị trường đang có nhiều đối thủ cạnh tranh, nhưng ở vùng Đông Nam bộ, Tây Nguyên và Nam Trung bộ hiện Hà Tiên 1 đang chiếm 32% thị phần.

Tương tự, Hà Tiên 2 cũng chi phối 30% thị phần ở đồng bằng sông Cửu Long. Chúng tôi có lợi thế hơn nhiều đối thủ cạnh tranh khác về chi phí vận chuyển, nhờ có cơ sở sản xuất nằm gần nơi tiêu thụ, nên không khó để duy trì thị phần hiện có, nhất là ở thị trường miền Nam.

Riêng khu vực Tây Nguyên và Nam Trung bộ có một chút khó khăn, vì đây là nơi cạnh tranh rất quyết liệt của các công ty đến từ miền Bắc và miền Nam. Ở những thời điểm nhu cầu xi măng xuống thấp, nhiều công ty ở phía Bắc chuyển xi măng thừa vào đây bán với giá rất rẻ.

Ngược lại, vào mùa cao điểm của thị trường, Tây Nguyên và Nam Trung bộ lại thiếu xi măng và tất nhiên là giá sẽ bị đẩy lên. Hiện tại, Hà Tiên 1 đang phải chở xi măng từ trạm nghiền Phú Hữu (quận 9, TPHCM) và sắp tới là từ Bình Phước lên Tây Nguyên và ra các tỉnh Nam Trung bộ. Do chi phí vận chuyển lớn, nên chúng tôi gần như không thu được lợi nhuận ở khu vực thị trường này.

Hiện nay, Hà Tiên 1 đang đàm phán mua lại một trạm nghiền ở Cam Ranh, dự kiến sẽ hoàn tất trong vài tháng tới. Với trạm nghiền này, chúng tôi sẽ giảm được đáng kể phí vận chuyển, nhờ đó sức cạnh tranh tại thị trường khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên sẽ tốt hơn.

Không chỉ ở miền Trung, hiện nhiều công ty xi măng ở miền Bắc đang đưa xi măng vào miền Nam và bán với giá khá rẻ, chỉ khoảng 58.000-60.000 đồng/bao. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

- Một số dự án mới vào hoạt động, chủ đầu tư đang rất cần tiền để trả nợ ngân hàng, đồng thời, các công ty này cũng cần phải xây dựng thị trường, vì vậy, họ phải bán được hàng bằng mọi giá. Tôi đã nói chuyện với nhiều giám đốc ngành xi măng và biết rằng, giá bán thấp như vậy là không có lãi, thậm chí còn lỗ. Tuy nhiên, số lượng xi măng bán với giá thấp không lớn. Hơn nữa, các công ty cũng không thể chịu lỗ mãi. Vì vậy, tôi không lo về vấn đề này lắm.

Lần đầu tiên Hà Tiên 1 tự sản xuất được clinker (từ nhà máy Bình Phước). Xin ông cho biết điều này mang lại lợi thế gì cho công ty?

- Nhà máy Bình Phước được trang bị dây chuyền thiết bị và công nghệ hiện đại của châu Âu, với lò nung hai bệ và hệ điều khiển mới nhất của ABB (Thụy Sỹ). Mức tiêu hao năng lượng của lò nung ở Nhà máy Bình Phước hiện nay là thấp. Chi phí gạch chịu lửa của loại lò này cũng ít hơn một phần ba so với lò nung ba bệ. Thiết bị hoạt động tốt và ổn định, nên tiết kiệm nhiều chi phí vận hành, bảo dưỡng. Việc tự sản xuất clinker giúp giảm giá thành sản xuất xi măng, làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm xi măng Hà Tiên 1.

Tuy nhiên, đến nay Hà Tiên 1 mới sản xuất được một nửa nhu cầu clinker của mình. Vì vậy, chúng tôi đã quyết định đầu tư tiếp dây chuyền clinker thứ hai ở Bình Phước, với công suất 12.000 tấn/ngày, để cung cấp đủ nguyên liệu cho các trạm nghiền hiện có của công ty.

Hà Tiên 1 khởi công dự án xi măng Bình Phước từ tháng 3-2007. Từ đó đến nay, mọi chi phí đầu vào có nhiều biến động. Tình hình đó có làm cho hiệu quả đầu tư bị sai lệch so với kế hoạch?

- Biến động lớn nhất là giá nhiên liệu, cụ thể là than đá, đã tăng gấp đôi so với tính toán ban đầu. Giá xăng, dầu cũng tăng 1,4-1,5 lần. Lãi vay ngân hàng bằng tiền đồng, trước dự kiến chỉ 8-10%, nay đã tăng tới 14%/năm. Nhưng cũng có những yếu tố thuận lợi, như lãi suất vay bằng ngoại tệ thấp hơn, giá bán xi măng cao hơn 20%. Nếu cân đối lại, thì hiệu quả không thay đổi so với tính toán ban đầu. Chúng tôi dự kiến sau 10 năm sẽ thu hồi xong vốn đầu tư cho dự án này.

Theo kế hoạch của chúng tôi, đến năm thứ ba thì Nhà máy Bình Phước sẽ đạt công suất thiết kế.

Vừa qua Hà Tiên 1 và Hà Tiên 2 đã được sáp nhập. Quyết định này có giúp ích gì cho việc gia tăng thị phần của cả hai công ty?

- Lâu nay, Hà Tiên 2 được Vicem giao nhiệm vụ cung cấp xi măng cho thị trường đồng bằng sông Cửu Long, đây là địa bàn Hà Tiên 1 không được xen vào. Năng lực sản xuất của Hà Tiên 2 chỉ có 1,5 triệu tấn, trong khi nhu cầu thị trường khu vực này tới 7 triệu tấn/năm, nên việc phát triển thị phần bị hạn chế. Sau khi sáp nhập, Hà Tiên 1 có thể hỗ trợ, cung cấp thêm hàng cho thị trường ĐBSCL. Hơn nữa, chúng tôi còn có cơ hội tổ chức, hoàn thiện lại mạng lưới bán hàng, dịch vụ vận chuyển, kho bãi của hai công ty để tiết kiệm chi phí.

Ngoài ra, sau khi sáp nhập, Hà Tiên 1 có mạng lưới cơ sở sản xuất ở nhiều địa bàn khác nhau, gồm Bình Phước, TPHCM, Kiên Giang, Long An và sắp tới là Cam Ranh. Đây là lợi thế mà nhiều công ty khác không có. Nó giúp Hà Tiên 1 giảm đáng kể chi phí vận chuyển, vốn chiếm tới 8-15% giá thành. Với những lợi thế đó, tôi tin chắc thị phần của Hà Tiên 1 sẽ tăng, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long.

Ông dự báo thế nào về thị trường xi măng Việt Nam?

- Năm 2010, theo dự báo của Bộ Xây dựng, Việt Nam dự kiến tiêu thụ 50-52 triệu tấn xi măng. Hiện nay, nhu cầu xi măng đang tăng bình quân 13%/năm. Tới năm 2025, mức tiêu thụ xi măng của cả nước sẽ lên 105-110 triệu tấn/năm. Miền Nam sẽ vẫn là thị trường xi măng lớn nhất, nhưng cơ hội để xây nhà máy xi măng thì gần như đã hết, vì không có mỏ đá vôi để làm nguyên liệu. Đây là thuận lợi của Hà Tiên 1 nói riêng và của các công ty xi măng ở miền Nam nói chung.

(Theo Tấn Đức // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Samsung Vina giới thiệu máy in laser nhỏ nhất thế giới
  • VietinBank hợp tác với C.T Group
  • EVN dự báo rất tù mù
  • Chuyển Công ty mẹ - Petro Vietnam thành công ty TNHH một thành viên
  • Nhà mạng đảm bảo liên lạc mùa “mất điện”
  • Hà Nội sẽ có tàu điện trên cao
  • Đề xuất tăng phí qua cầu Phú Mỹ: Lỗi do thành phố?
  • Hợp tác InfoPrint và TECAPRO: Tối ưu hóa cơ hội trong lĩnh vực in ấn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao