Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp phân phối nội học mô hình ngoại

Là thị trường tiềm năng, song dường như sự nóng bỏng của thị trường phân phối bán lẻ VN không chỉ ở khía cạnh cơ hội, mà còn chứa đựng cả những thách thức không dễ vượt qua.

Saigon Co.op vẫn tiếp tục mở rộng hệ thống phân phối nhằm tăng thế cạnh tranh trên thương trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng

Thực tế cho thấy, các DN nội khó có thể trở thành một đối trọng thực sự với những tập đoàn phân phối nổi tiếng trên thế giới. Vì vậy, tìm ra một “đường ngách” cho mình ngay tại thị trường trong nước là câu chuyện không dễ làm.

Tìm lại thị trường đã mất

TS Phạm Hữu Thìn – Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương nhận định, sự xuất hiện các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia là một thách thức lớn đối với DN bán lẻ VN vốn thiếu kinh nghiệm và tiềm lực đầu tư. Để khơi dậy và phát huy nội lực, nâng cao sức cạnh tranh cho DN bán lẻ trong nước, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài và cơ quan quản lý nhà nước về thương mại nội địa trong việc xây dựng các quy định để điều chỉnh, kiểm soát đầu tư nước ngoài… Các quy định này không trái với cam kết hội nhập, phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của VN.

Rút kinh nghiệm các nước, sự phát triển thái quá các loại hình cửa hàng bán lẻ hiện đại quy mô lớn sẽ dẫn đến sự phá sản hàng loạt cơ sở bán lẻ truyền thống, khiến hàng loạt người mất việc gây ra những tác động xã hội. Để hạn chế tác động này nên sớm có quy định phân loại các loại hình cơ sở bán buôn, bán lẻ, trung tâm thương mại, siêu thị và quy định về quy hoạch, đánh giá tác động cũng như hiệp thương mở các cửa hàng. Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp đã có những quy định như vậy và VN nên nghiên cứu để vận dụng.

Ông Nguyễn Tiến Vượng còn cho rằng, để “tiếp sức” cho ngành bán lẻ, nhà nước cần tạo mặt bằng hạ tầng, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong quá trình cấp phép, xây dựng cơ chế tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, xây dựng cơ chế quản lý chất lượng hàng hóa trên thị trường chuẩn mực, tạo điều kiện để DN tiếp cận vốn… Trong khi đó, các DN cần lựa sức mình, pháp triển lợi thế cạnh tranh, tăng cường tính liên kết, kết hợp giữa nhà sản xuất và nhà phân phối để hỗ trợ nhau xây dựng và bảo vệ thương hiệu…

Cùng quan điểm, PGS TS Lê Trịnh Minh Châu – Chuyên gia cao cấp Viện Nghiên cứu Thương mại cho rằng, quan trọng hơn là vai trò cầm trịch của cơ quan quản lý nhà nước, bởi tự thân các DN bán buôn bán lẻ, cho dù có nhìn thấy việc phải làm cũng không thể tự làm. Cùng với đó là việc tạo chuỗi cung ứng liên kết vùng, tạo nguồn cung hàng đảm bảo chất lượng và hỗ trợ các hộ kinh doanh nhỏ lẻ hiện nay, trở thành các đại lý bán hàng chuyên nghiệp cho các DN. DN bán buôn bán lẻ VN đang rất yếu về quản trị, đặc biệt là quản trị chuỗi kinh doanh và quản trị dự trữ mặt hàng. Lợi nhuận trên mỗi mặt hàng rất nhỏ nhưng lại rất nhiều chủng loại, vì vậy nếu quản trị không tốt sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của DN, ảnh hưởng đến mục tiêu bình ổn thị trường.

Theo các chuyên gia, giờ là thời điểm cần hoàn thiện môi trường pháp lý điều chỉnh sự phát triển và quản lý hoạt động của các loại hình cơ sở bán buôn, bán lẻ. Theo đó, cần sớm nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hoặc xây dựng mới và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt ban hành quy định về tiêu chí phân loại, quy hoạch phát triển và tiêu chuẩn thiết kế đối với loại hình cơ sở bán buôn, bán lẻ… Việc xây dựng yêu cầu, điều kiện thiết lập đối với từng cấp, loại chợ bán buôn, đầu mối phù hợp với đặc thù của từng địa phương và loại mặt hàng… cũng là vấn đề cấp thiết hiện nay.

Điều đáng nói là các DN nước ngoài phần lớn chỉ có nhu cầu đầu tư ở những thành phố lớn, đô thị hiện đại… trong khi khu vực nông thôn thì ít chú ý. Đây chính là một trong những thị trường tiềm năng có thể giúp cho các DN trong nước yếu thế hơn có thể đầu tư ở quy mô nhỏ. Nhưng suy cho cùng, cho dù các DN VN muốn đầu tư về nông thôn thì vẫn phải phụ thuộc vào các yếu tố căn bản như: mặt bằng, chính sách tín dụng... của nhà nước.

Vượt khó bằng nội lực

Tuy vậy, các chuyên gia vẫn cho rằng, các DN trong ngành phân phối bán lẻ cần vượt khó bằng chính nội lực của mình chứ không chỉ biết “kêu” và trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước. Thay vì thu hẹp hệ thống, nhiều DN lại tìm các giải pháp để mở rộng thị phần và coi đây là một cơ hội tốt để phát triển.

Có thể lấy Saigon Co.op làm minh chứng. Dù khó khăn nhưng DN này vẫn tiếp tục mở rộng hệ thống phân phối nhằm tăng thế cạnh tranh trên thương trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng. Theo đó, đã có 7 siêu thị Co.opmart được khai trương mới trong năm 2012 với tổng kinh phí đầu tư xây dựng và trang thiết bị gần 368,5 tỉ đồng, nâng tổng số siêu thị Co.opmart lên 60 siêu thị, trong đó có 25 siêu thị tại TPHCM và 35 siêu thị tại các tỉnh thành, hàng ngày phục vụ trên 240.000 khách hàng đến mua sắm.

Sau thời gian đầu tư về chiều rộng trên địa bàn TP HCM lẫn các trung tâm lớn trên cả nước ở những vị trí đắc địa, thương hiệu hàng đầu của ngành bán lẻ VN là Co.opmart cũng bắt đầu chuyển dịch, đặt những bước đi đầu tiên trong phân khúc bán lẻ hiện đại vốn là sân chơi của các đại gia nước ngoài. Với việc liên kết với đối tác NTUC FairPrice (Singapore), hiện sở hữu 60% thị phần bán lẻ tại đảo quốc Sư tử, với 250 điểm bán ở nhiều mô hình kinh doanh, Co.opmart đã tung ra mô hình kinh doanh đại siêu thị theo dạng chuỗi, với thương hiệu Co.op Xtra Plus vừa bán lẻ, vừa phân phối số lượng lớn, trung tâm đầu tiên đặt tại quận Thủ Đức, TP HCM. Mặc dù vào thời điểm này, rất khó để dự báo tính khả thi của mô hình mới, nhưng theo bà Nguyễn Thị Hạnh - TGĐ Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP HCM (Saigon Co.op), Co.op Xtra Plus đánh dấu cột mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của thị trường bán lẻ của Saigon Co.op.

Dè dặt hơn, nhưng Maximart cũng đang nỗ lực các thử nghiệm của mình sau 17 năm thành lập, trong đó có mô hình hợp tác với DairyFarm (Hồng Kông). Vấn đề của Maximart, theo bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Giám đốc siêu thị Maximark Cộng Hòa, không phải là sự đặt chân của các ông lớn, mà là vấn đề nguồn vốn. “Maximark là DN 100% vốn trong nước, nên chúng tôi có phần thua thiệt hơn doanh nghiệp ngoại về nguồn vốn, nhưng ngược lại, chúng tôi có thế mạnh riêng, kể cả về kinh nghiệm và nguồn hàng”, bà Thảo phân tích.

Thực tế cho thấy, bên cạnh việc mở rộng thị phần, nhiều DN cũng tái cơ cấu, đồng thời cắt giảm tối đa chi phí. Nhiều DN thực hiện chiến lược định vị thị trường và sản phẩm trong từng thời điểm, định hình lại các mô hình mua sắm nhằm mở ra những cơ hội chuyển đổi toàn bộ phân khúc, hướng tới ngành bán lẻ thông minh hơn nhằm đáp ứng sự liên tục thay đổi trong sở thích và hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc mở rộng ra các thị trường nông thôn cũng là một hướng đi mà nhiều DN đang hướng tới.

Ông Hoàng Thọ Xuân -Chuyên gia cao cấp của Viện Nghiên cứu Thương mại:
Doanh nghiệp cần xây dựng lòng tin chiến lược

Hiện tại, Nhà nước đã có sẵn chính sách ưu đãi, hỗ trợ bán buôn, bán lẻ, vấn đề là DN có biết và vận dụng được hay không. Bản thân các DN cần xây dựng lòng tin chiến lược ở thị trường trong nước. Nhà nước cần quy định chặt chẽ, rõ ràng hơn về hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động bán buôn, bán lẻ. Theo tôi, cần có một cuốn sách như cẩm nang hướng dẫn trong ngành, tập hợp những tiêu chuẩn, quy định, ưu đãi… với từng loại hình, từng ngành, từng mục tiêu, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của DN. Còn DN cũng cần nghiên cứu, áp dụng theo hướng chuẩn hóa, chuyên nghiệp hóa từ cách viết văn bản để tiếp cận vốn trở đi.

Tuy nhiên, hiện chưa có văn bản mang tính riêng biệt nào nhằm điều chỉnh chung về bán buôn, bán lẻ. Những quy định liên quan đến lĩnh vực nằm ở nhiều văn bản khác nhau. Vì vậy, theo tôi cơ quan chức năng nên “khu trú” lại để DN biết “bám” vào quy định nào để triển khai đầu tư và người tiêu dùng nhận dạng mua gì thì vào chợ, mua gì thì vào siêu thị...

Ông Võ Văn Quyền - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương: Chính sách quản lý còn rất thiếu

Khó khăn lớn nhất đối với các DN bán buôn, bán lẻ là tổng cầu suy giảm, nhưng điều này chỉ mang tính tạm thời. Với mức tăng trưởng của nền kinh tế, theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, thị trường bán buôn bán lẻ VN sẽ tiếp tục phát triển, đòi hỏi phải có chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho các DN để phát triển mạng lưới thương mại, vì đa phần là các DNNVV, không có đủ nguồn lực. Hiện nay, thương mại trong nước đã được quan tâm hơn, chủ trương phát triển kênh phân phối và hỗ trợ các DN trong nước đã rõ, nhưng mới hỗ trợ về tinh thần, còn hỗ trợ về chính sách chưa nhiều, chính sách quản lý và phát triển dạng thức này còn rất thiếu. Vụ Thị trường trong nước cũng đang xây dựng đề án phát triển thị trường trong nước, trong đó có giải pháp hỗ trợ DN chiếm lĩnh thị trường gắn liền với cuộc vận động người VN ưu tiên dùng hàng VN thông qua hỗ trợ đào tạo, truyền thông quảng bá sản phẩm… dẫn dắt, tư vấn cho DN.

Ông Lê Vĩnh Sơn - Chủ tịch HĐQT Cty Hiway Việt Nam:
Tiếp cận mặt bằng quá khó khăn

Mặc dù thành phố đã chia tỉ lệ mặt bằng cho thương mại trong một khu dân cư, nhưng vị trí ở chỗ nào thì lại không thấy có trong quy hoach. Do đó mà nếu ai đó "lo lót" tốt thì mảnh đất đó sẽ biến thành nhà ở, chung cư và sẽ không có đất dành cho thương mại, hoặc trường học và công trình phúc lợi cho xã hội. Những vùng dân cư đông đúc lại chưa quy hoạch rõ ràng, nên tôi mong rằng đừng làm cho các nhà bán lẻ cảm thấy nản lòng do tiếp cận mặt bằng quá khó khăn. Với kỳ vọng “văn minh, hiện đại, quy mô lớn”, Cty Hiway VN đang ấp ủ chiến lược xây dựng chuỗi đại siêu thị, nhưng mới xong 1 siêu thị ở quận Hà Đông (Hà Nội), dự án siêu thị thứ hai và thứ ba đang “mắc”. Đến hôm nay chúng tôi thấy quá khó khăn, chủ trương, chính sách hỗ trợ vẫn chỉ ở… trên giấy. Quả thật chúng tôi nản quá.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Thương hiệu Việt dẫn đầu thị trường thực phẩm
  • Giải quyết nợ tại EVN Telecom: Viettel tính chuyện ra tòa
  • Kẹt với thép, Tata nhảy sang làm điện
  • Viettel vẫn còn cách thâm nhập thị trường Myanmar
  • Doanh nghiệp giải thể tại Hà Nội tăng gần 30%
  • Hoạt động taxi: Lộn xộn vì thiếu quy hoạch
  • Nhà máy kính nổi Viglacera chính thức ra lò
  • Thanh Xuân Ford: Chất lượng dịch vụ được ưu tiên hàng đầu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao