Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ ở Ðác Lắc

Do suy thoái kinh tế toàn cầu, việc sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu đồ gỗ trên cả nước nói chung và Ðác Lắc nói riêng rơi vào tình trạng khó khăn hơn bao giờ hết. Các cơ sở sản xuất trên địa bàn Ðác Lắc đang thu hẹp quy mô sản xuất và hoạt động cầm chừng để thăm dò thị trường, giữ mối khách hàng truyền thống.


Giám đốc Xí nghiệp chế biến gỗ Trường Thành Nguyễn Ðình Nghĩa cho biết: Quy mô sản xuất của doanh nghiệp hiện đang được thu hẹp đáng kể, sản lượng chỉ bằng khoảng hai phần ba so với trước vì đơn hàng đầu ra chỉ còn 70%. Theo ông Nghĩa, đơn hàng đầu ra giảm là do các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... là thị phần lâu nay của Trường Thành, nay do suy thoái kinh tế khiến họ phải "thắt lưng buộc bụng" cắt giảm chi tiêu. Công ty Hoàng Nguyên cũng nằm trong tình cảnh khó khăn, ông Hoàng Ðình Tuấn, Giám đốc Công ty chế biến và xuất khẩu đồ gỗ Hoàng Nguyên cho biết: Hiện cơ sở này cũng đang cân đối, sắp xếp tổ chức lại sản xuất nhằm đối phó với tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu đồ gỗ khác cũng phản ánh rằng, ngoài khó khăn chung họ còn phải đối phó với nhiều vấn đề đặt ra từ cơ chế, chính sách trong nước, khiến việc tổ chức sản xuất và kinh doanh đồ gỗ gặp phải trở lực không dễ gì giải quyết được. Chẳng hạn trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, lãi suất ngân hàng cho vay khá cao khiến họ phải tính toán trong quá trình tổ chức sản xuất và kinh doanh. Hiện nay, Chính phủ đã có những gói kích cầu giúp các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, được hỗ trợ lãi suất 4%, nhưng hiện tại chi phí sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu đồ gỗ còn cao. Ngoài ra, hiện giá điện tăng thêm 30% trong khi các chi phí khác không thể giảm được nữa. Bên cạnh đó, khách hàng nhập khẩu đồ gỗ yêu cầu giảm giá đến 15%, trong khi doanh nghiệp chỉ có thể giảm được 5% nên càng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm hợp đồng. Sắp tới, nếu tình hình kinh tế thế giới, cũng như trong nước không được cải thiện thì doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn. Các cơ sở sản xuất đồ gỗ trên địa bàn Ðác Lắc sẽ buộc phải cắt giảm nhân công, thu hẹp quy mô sản xuất, kinh doanh.

 

Các doanh nghiệp lớn, có mặt hàng xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới đang đối mặt với nhiều khó khăn. Các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ nội địa càng khó khăn hơn. Ông Lại Văn Hoa, Phó Giám đốc Công ty CP gỗ lạng Buôn Ma Thuột than vãn: Sản lượng ở đây cũng đang sụt giảm so với trước, công ty đang tìm mọi cách cắt giảm chi phí không cần thiết để hạ giá thành sản phẩm trong bối cảnh kinh tế khó khăn chung như hiện nay. Mặc dù có sự nỗ lực, nhưng hoạt động sản xuất của công ty vẫn trong giai đoạn cầm chừng. Giá gỗ nguyên liệu từ năm ngoái đến nay tăng vọt đã làm tăng giá đầu vào của sản phẩm. Thí dụ gỗ căm xe giá từ 2,2 triệu đồng/m3 tăng lên hơn 3 triệu đồng/m3 khiến giá thành sản phẩm không thể hạ, từ đó hợp đồng đầu ra mất dần và sản lượng sụt giảm là điều không tránh khỏi. Mặc dù sản phẩm gỗ của Công ty CP gỗ lạng Buôn Ma Thuột chủ yếu tiêu thụ trong nước, phục vụ cho xây dựng và dân dụng... nhưng cũng đang gặp khó khăn tương tự như các doanh nghiệp lớn. Lãi suất vốn vay cao, giá nguyên liệu tăng và khách hàng yêu cầu giảm giá là nguyên nhân làm cho sản xuất kinh doanh gặp khó khăn trong khi những giải pháp kích cầu, hỗ trợ và giúp đỡ từ phía Nhà nước vẫn chưa có lộ trình cụ thể để giúp doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đồ gỗ đứng vững trước những thách thức đặt ra. Trao đổi ý kiến về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở NN - PTNT Ðác Lắc Nguyễn Văn Xuân cho biết, sắp tới các sở, ngành liên quan sẽ tham mưu cho UBND tỉnh đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu đồ gỗ. Hiện UBND tỉnh đang đề xuất điều chỉnh thuế tài nguyên gỗ khai thác xuống khoảng 20% để giúp doanh nghiệp hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm để duy trì hoạt động sản xuất và kinh doanh. Ðây cũng là một trong những giải pháp kịp thời giúp doanh nghiệp vượt khó, cùng với những giải pháp khác được đưa ra bàn thảo trong hội nghị sắp tới sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đồ gỗ trên địa bàn vượt qua khó khăn.

(Theo NGUYỄN ÐÌNH // Báo Nhân dân điện tử)

  • Khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất cồn nhiên liệu sinh học khu vực phía bắc
  • Airbus đối mặt với “búa rìu”?
  • Tin vắn kinh tế - Thành lập Hội Doanh nghiệp tỉnh Tây Ninh
  • British Airways kêu gọi nhân viên làm việc không lương
  • VeriSign đạt kỷ lục về dịch vụ nhắn tin và truyền thông di động
  • Sắp có thêm mạng di động thứ 7 tại Việt Nam
  • Tôn Đông Á tài trợ xây cầu tại Bến Tre
  • Akzo Nobel tiếp tục tài trợ dự án nước sạch
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao