Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Truyền thống trăm năm cũng phá sản

Nếu như ở nước Anh có một tập đoàn siêu thị nào ghi đậm dấu ấn trong bao thế hệ người dân, từ già đến trẻ, từ giàu đến nghèo, từ thành thị đến nông thôn, thì đó là tập đoàn Woolworths đến từ nước Mỹ, chứ không phải như Harrods hay Mark Spence chính hiệu của nước Anh. 
 
Kể từ khi thương gia người Mỹ Frank Woolworths mở chi nhánh siêu thị đầu tiên mang tên mình ở Liverpool (Anh) năm 1909, siêu thị này gắn bó với cuộc sống của người dân đảo quốc này hơn bất cử tập đoàn siêu thị nào khác. Frank Woolworth cũng là người đầu tiên "công chứng hóa" siêu thị với ý tưởng độc đáo là biến siêu thị trở thành điểm đến mua sắm của tất cả mọi người thuộc các tầng lớp khác nhau trong xã hội và làm cho cơ hội mua sắm ở thành thị và nông thôn chẳng khác gì nhau.Woolworths còn rất thành công với ý tưởng bán nhiều mặt hàng với giá thấp và bán hàng hiệu với giá rẻ hay bố trí những khu vực trưng bày hàng hóa phù hợp với diện khách hàng khác nhau. Biết bao nhiêu thế hệ trẻ em ở nước Anh đã lớn lên với thói quen vào tự chọn bánh kẹo trong 815 cửa hàng của  tập đoàn trên khắp nước Anh. Woolworths cũng là siêu thị duy nhất cho phép trẻ em được "đụng tay vào hiện vật".  Gần một trăm năm qua đã như vậy, thành công và nổi tiếng là vậy, được mến mộ và gắn bó là vậy, mà bây giờ lại bị phá sản. Truyền thống oai hùng một trăm năm không cứu được cái họa này của tập đoàn.

Nguyên do chính là tập đoàn m

Nếu như ở nước Anh có một tập đoàn siêu thị nào ghi đậm dấu ấn trong bao thế hệ người dân, từ già đến trẻ, từ giàu đến nghèo, từ thành thị đến nông thôn, thì đó là tập đoàn Woolworths đến từ nước Mỹ, chứ không phải như Harrods hay Mark Spence chính hiệu của nước Anh. 
 
Kể từ khi thương gia người Mỹ Frank Woolworths mở chi nhánh siêu thị đầu tiên mang tên mình ở Liverpool (Anh) năm 1909, siêu thị này gắn bó với cuộc sống của người dân đảo quốc này hơn bất cử tập đoàn siêu thị nào khác. Frank Woolworth cũng là người đầu tiên "công chứng hóa" siêu thị với ý tưởng độc đáo là biến siêu thị trở thành điểm đến mua sắm của tất cả mọi người thuộc các tầng lớp khác nhau trong xã hội và làm cho cơ hội mua sắm ở thành thị và nông thôn chẳng khác gì nhau.Woolworths còn rất thành công với ý tưởng bán nhiều mặt hàng với giá thấp và bán hàng hiệu với giá rẻ hay bố trí những khu vực trưng bày hàng hóa phù hợp với diện khách hàng khác nhau. Biết bao nhiêu thế hệ trẻ em ở nước Anh đã lớn lên với thói quen vào tự chọn bánh kẹo trong 815 cửa hàng của  tập đoàn trên khắp nước Anh. Woolworths cũng là siêu thị duy nhất cho phép trẻ em được "đụng tay vào hiện vật".  Gần một trăm năm qua đã như vậy, thành công và nổi tiếng là vậy, được mến mộ và gắn bó là vậy, mà bây giờ lại bị phá sản. Truyền thống oai hùng một trăm năm không cứu được cái họa này của tập đoàn.

Nguyên do chính là tập đoàn mẹ ở nước Mỹ bị phá sản kéo theo tập đoàn con ở Anh chịu số phận chung. Mà tập đoàn mẹ bị phá sản bởi không cạnh tranh nổi với quá nhiều kỳ phùng địch thủ khác ở Mỹ, bởi cung nhiều hơn cầu trên lĩnh vực này, bởi khẩu vị mua sắm của khách hàng thay đổi theo hướng trọng chất chứ  không trọng lượng và giá cao giá đắt nhiều khi được coi là sự đảm bảo cho hàng có chất lượng cao. Cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới tác động như nhát dao kết liễu tập đoàn Woolworths. Tập đoàn con ở nước Anh tuy kinh doanh phát đạt, nhưng lại gắn kết quá chặt, phụ thuộc quá mức vào tập đoàn mẹ nên giờ cũng chết chìm theo,  để lại nỗi tiếc nuối và hoài niệm buồn cho người dân trên đảo quốc.

ẹ ở nước Mỹ bị phá sản kéo theo tập đoàn con ở Anh chịu số phận chung. Mà tập đoàn mẹ bị phá sản bởi không cạnh tranh nổi với quá nhiều kỳ phùng địch thủ khác ở Mỹ, bởi cung nhiều hơn cầu trên lĩnh vực này, bởi khẩu vị mua sắm của khách hàng thay đổi theo hướng trọng chất chứ  không trọng lượng và giá cao giá đắt nhiều khi được coi là sự đảm bảo cho hàng có chất lượng cao. Cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới tác động như nhát dao kết liễu tập đoàn Woolworths. Tập đoàn con ở nước Anh tuy kinh doanh phát đạt, nhưng lại gắn kết quá chặt, phụ thuộc quá mức vào tập đoàn mẹ nên giờ cũng chết chìm theo,  để lại nỗi tiếc nuối và hoài niệm buồn cho người dân trên đảo quốc.

(theo báo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • AIG bán một bộ phận của tập đoàn với giá bèo
  • Lần đầu tiên, Toyota dự báo lỗ
  • Ông Trương Gia Bình sẽ thôi chức Tổng giám đốc FPT
  • Lotte Mart: Xâm nhập thị trường Việt Nam
  • TKV là đầu mối duy nhất xuất khẩu than
  • Co.op Food mở chuỗi cửa hàng bán lẻ thực phẩm
  • Khai trương Trung tâm kim hoàn PNJ tại Hà Nội
  • Viettel vào Top 100 thương hiệu viễn thông thế giới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao