Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Vị đắng” khi ở thế bị động

 Giá khí tăng khiến Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) “mất” 238 tỷ đồng. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã có văn bản đề nghị tăng giá khí từ bể Cửu Long bán cho các hộ tiêu thụ điện, mà chủ yếu là cho các nhà máy của EVN từ ngày 1/5/2009.

Với mức giá khí mới là 2,98 USD/triệu BTU, chưa có thuế giá trị gia tăng, thì riêng năm 2009, chi phí sản xuất điện của các nhà máy thuộc EVN hay do EVN đang nắm cổ phần chi phối sẽ đội thêm 238 tỷ đồng.

Hiện tại, khí từ bể Cửu Long được cung cấp chủ yếu cho một số hộ điện tại Trung tâm Điện lực Phú Mỹ, Nhà máy Đạm Phú Mỹ và một số doanh nghiệp công nghiệp khác, với mức giá 2,0 USD/triệu BTU. Trong số các nhà máy điện dùng khí Cửu Long, Công ty cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa (EVN chiếm trên 51%) có công suất 389 MW và Nhà máy Điện Phú Mỹ 2.1 công suất khoảng 900 MW thuộc Công ty TNHH một thành viên Nhiệt điện Phú Mỹ (100% vốn của EVN).

Còn các nhà máy điện khác trong cụm điện Phú Mỹ, bao gồm 2 nhà máy BOT của các nhà đầu tư nước ngoài là Phú Mỹ 2.2 và Phú Mỹ 3, cùng các nhà máy điện Phú 1, Phú Mỹ 4, Phú Mỹ 2.1 mở rộng thuộc Công ty TNHH một thành viên Nhiệt điện Phú Mỹ, đang sử dụng nguồn khí Nam Côn Sơn, với giá 3,48 USD/1 triệu BTU, trượt giá 2%/năm, ở thời điểm tháng 4/2009.

Giá khí của bể Cửu Long bán cho các hộ điện cũng thấp hơn mức giá 3,96 USD/triệu BTU của khu vực PM3 – CAA bán cho nhà máy điện Cà Mau vào thời điểm tháng 3/2009.
Trên thực tế, do khí Cửu Long là khí đồng hành thu được trong khai thác dầu từ mỏ Bạch Hổ và Rạng Đông, nên với thực tế khai thác dầu từ Bạch Hổ đã bước sang thời kỳ suy giảm, lợi nhuận từ việc kinh doanh khí của bể Cửu Long nói riêng cũng bị ảnh hưởng theo. Vào những lúc khí Cửu Long không đủ cung cấp cho các hộ điện, thì hai nhà máy điện nói trên hoặc chuyển sang dùng khí Nam Côn Sơn hoặc đổ dầu vào chạy.

Theo PVN, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống khí Rạng Đông - Bạch Hổ - Bà Rịa - Phú Mỹ hiện tăng cao, sản lượng khí ẩm từ đây vào bờ giảm theo sản lượng dầu, nên chi phí thu gom, nén khí vào bờ tăng. Ngay cả trong trường hợp sản lượng khí đồng hành được bổ sung từ các mỏ mới cho nguồn khí mỏ Bạch Hổ, Rạng Đông, thì yêu cầu về chi phí đầu tư để xây dựng hệ thống đường ống thu gom khí từ đây cũng lớn.

Bên cạnh đó, phần thu ngân sách nhà nước từ nguồn khí này cũng đã tăng từ 2 cents/m3 năm 2007 lên 5 cents/m3 vào năm 2008 và 7,2 cents/m3 vào năm 2009. Như vậy, trong khi chi phí thu gom khí bể Cửu Long ngày càng tăng, thì giá khí từ đây bán cho các hộ điện lại thấp hơn nhiều so với các nguồn khí khác.

Thực tế này đã khiến cho tỷ suất lợi nhuận sau thuế so với tổng mức đầu tư từ hoạt động kinh doanh khí khu vực Đông Nam Bộ của PVN từ 21,7% năm 2007 giảm xuống 18,7% năm 2008 và dự kiến chỉ còn 10,3% năm 2009.
Cũng theo PVN, hiện tại, sản lượng khí khô bể Cửu Long bán cho các hộ tiêu thụ điện chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng lượng khí khô khu vực Đông Nam Bộ bán cho các hộ tiêu thụ điện. Năm 2007, tỷ trọng này là 8,98%; năm 2008 là 6,95% và năm 2009 là 8,76% và năm 2010 dự kiến là còn 5,81%.

Như vậy, nếu giá khí bể Cửu Long ngay từ thời điểm ngày 1/5/2009 tăng lên 2,98 USD/triệu BTU, thì giá khí khô bể Cửu Long bán cho hộ tiêu thụ điện bình quân năm 2009 sẽ là 2,65 USD/triệu BTU. Mức giá này sẽ làm chi phí mua khí của các nhà máy điện tại khu vực Đông Nam Bộ tăng thêm 1,8%, tương đương 13 triệu USD. Còn năm 2010, khi giá khí bể Cửu Long tăng lên mức 3,48 USD/triệu BTU, thì chi phí về khí trong sản xuất điện của các nhà máy điện ở miền Đông Nam Bộ tăng thêm khoảng 20 triệu USD, tức là thêm 2%.

Bộ Công thương trong đánh giá của mình cũng “nhất trí với việc tăng giá khí nói trên” và cho rằng, mức tăng giá theo đề xuất của PVN là không lớn và phù hợp với lộ trình tăng giá điện năm 2009 và trong các giai đoạn tiếp theo, khi giá điện tiến tới cơ chế thị trường cũng như có nguồn vốn để xây dựng các công trình khí.

Cũng đồng ý với quan điểm tăng giá khí này, Bộ Tài chính cho rằng: “Mức giá 2,98 USD/triệu BTU nếu được thực hiện từ ngày 1/5/2009, thì sẽ làm tăng chi phí sản xuất điện thêm 238 tỷ đồng trong năm 2009, nhưng vẫn đảm bảo giá bán điện tăng 8,92% trong năm 2009”.

Tuy nhiên, do hợp đồng mua bán khí Cửu Long và các nhà máy nói trên đều có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2009, với mức tạm tính là 2 USD/triệu BTU và có điều kiện “sẽ chỉ thay đổi khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định”, nên PVN muốn tăng giá khí thì phải được sự đồng thuận của cơ quan có thẩm quyền.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư đầu tuần này, các lãnh đạo EVN cho hay, tới nay vẫn chưa được thông báo gì về việc sẽ tăng giá khí từ bể Cửu Long với các hộ tiêu thụ điện. Sẽ phải chờ quyết định cuối cùng của các cơ quan có thẩm quyền, nhưng dường như EVN đã nếm được vị đắng khi ở vào thế “bị động” của nhiều doanh nghiệp khác khi giá điện tăng, bởi các cuộc họp của Bộ Công thương chủ trì liên quan đến tăng giá khí với các hộ tiêu thụ điện này không có thành phần là EVN!

 

(Theo Thanh Hương // Báo đầu tư)

  • Savills lập sàn bất động sản 100% vốn ngoại
  • Xây hình ảnh doanh nhân văn hóa đích thực
  • Liberty và sản phẩm chiến lược tại Việt Nam
  • Ameriprise Financial sẽ không nhận cứu trợ
  • Korea Life Việt Nam giới thiệu dịch vụ mới
  • Handico xây khu chung cư và biệt thự tại Vinh
  • "Đại gia" ôtô Mỹ định đóng cửa 3.000 đại lý
  • Khánh thành tổ hợp công nghiệp nặng Doosan
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao