Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vietnam Airlines và VietAir “không xung đột” lợi ích

Theo định hướng, VietAir sẽ phục vụ các đường bay ngắn, các thị trường nhỏ và điều kiện khai thác hạn chế; trong khi đó, Vietnam Airlines sẽ khai thác các đường bay tầm dài và tầm trung, các đường bay trục nội địa, các đường bay du lịch.

Đề án thành lập hãng hàng không cổ phần VietAir đang được gấp rút hoàn thiện để báo cáo Chính phủ.

Theo Phó tổng giám đốc Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), ông Dương Trí Thành, quan hệ giữa Vietnam Airlines và VietAir sẽ là quan hệ bổ trợ, không mâu thuẫn về lợi ích.

Chính phủ vừa đồng ý với kiến nghị của Vietnam Airlines về việc thành lập hãng hàng không cổ phần VietAir. Ông có thể cho biết lý do Vietnam Airlines xin thành lập VietAir?

Nhiều loại hình kinh doanh hàng không như dịch vụ taxi hàng không, dịch vụ bay trực thăng và dịch vụ hàng không chung đã phát triển mạnh trên thế giới và khu vực nhưng chưa phổ biến ở Việt Nam.

Ngoài ra, với đặc điểm địa lý phức tạp, cơ sở hạ tầng hàng không sân bay còn hạn chế, nhiều địa phương có thị trường hàng không nhỏ, trong khi nhu cầu hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương rất lớn nên cần thiết tổ chức hình thức khai thác phù hợp để tiết kiệm chi phí, đảm bảo hiệu quả chung.

Với trách nhiệm là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines đã và đang thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao phó là tổ chức các hoạt động hàng không đồng bộ, công cộng hóa dịch vụ vận tải hàng không nội địa.

Việc thành lập VietAir là một mắt xích quan trọng nằm trong chiến lược phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh của Vietnam Airlines. Tại văn bản số 1567/TTg-CN ngày 18/10/2007, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Vietnam Airlines xây dựng đề án thành lập hãng hàng không cổ phần trên cơ sở tổ chức lại công ty bay dịch vụ hàng không Vasco.

Đây không phải là quyết định nhất thời, mà là kết quả của một quá trình nghiên cứu và xây dựng đề án khả thi sau khi có phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

Mô hình hoạt động của VietAir sẽ như thế nào, thưa ông?

VietAir sẽ khai thác dịch vụ bay địa phương tới những địa phương có  thị trường nhỏ và điều kiện khai thác hạ tầng sân bay còn hạn chế.

Trong giai đoạn tiếp theo, các cổ đông sáng lập dự kiến sẽ tổ chức VietAir theo mô hình tổng công ty, trong đó công ty mẹ là VietAir khai thác vận chuyển hàng không thường lệ chi phí thấp, và sẽ tham gia góp vốn thành lập các công ty con, hoặc công ty liên kết, khai thác mảng thị trường chuyên sâu như cung ứng dịch vụ taxi hàng không, dịch vụ bay trực thăng và dịch vụ hàng không chung.

Hiện nay, Vietnam Airlines đang triển khai thủ tục kêu gọi các cổ đông góp vốn để sớm đưa VietAir vào hoạt động trong thời gian sớm nhất.

Dự kiến chuyến bay đầu tiên của VietAir được thực hiện vào thời gian nào?


Thực hiện chủ trương chấn chỉnh hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của các doanh nghiệp Nhà nước, các quyết định đầu tư của doanh nghiệp cần được nghiên cứu và báo cáo theo từng giai đoạn cụ thể, nên đề án thành lập VietAir hiện đang trong quá trình hoàn thiện và đang tiếp tục được báo cáo tiến độ với Thủ tướng Chính phủ.

Vietnam Airlines sẽ tiếp tục giữ vai trò chủ trì đề án và thực hiện các bước cần thiết để đưa hãng vào hoạt động trong thời gian sớm nhất có thể.

Liệu có hay không sự mâu thuẫn và xung đột lợi ích giữa Vietnam Airlines và VietAir, khi VietAir chính thức hoạt động, thưa ông?

Khi VietAir chính thức được đưa vào hoạt động, Vietnam Airlines sẽ có  thêm một đối tác tin cậy, bổ trợ cho nhau trên cơ sở phục vụ các phân khúc thị trường khác nhau.

Theo định hướng, VietAir sẽ phục vụ các đường bay ngắn, các thị trường nhỏ và điều kiện khai thác hạn chế; trong khi đó, Vietnam Airlines sẽ khai thác các đường bay tầm dài và tầm trung, các đường bay trục nội địa, các đường bay du lịch.

Sự ra đời của VietAir sẽ đóng góp cho sự phát triển chung của ngành hàng không trong nước trên cơ sở phát triển giao thông đường không và giao thông công cộng nói chung. Quan hệ giữa Vietnam Airlines và VietAir sẽ là quan hệ bổ trợ, không có sự mâu thuẫn về lợi ích, phục vụ mục tiêu chung là đáp ứng tối đa nhu cầu đi lại bằng đường hàng không của người dân.

(Theo Vneconomy)

  • Baidu: Vẫn đau đầu vì Google
  • PVI được xếp hạng quốc tế về năng lực tài chính
  • Vincom sắp tăng vốn lên 3.600 tỷ đồng
  • Nói chung là... Ai yên ổn được!
  • Viettel chính thức cung cấp dịch vụ 3G vào ngày 25/3
  • Thị trường nội bộ và lợi ích kép
  • Google chuyển hướng sang phần mềm doanh nghiệp
  • Vietnam Airlines mở đường bay thẳng đến Thượng Hải
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao