Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vitaly: Phía sau lời cảnh báo

Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM ngày 6/2 ra quyết định đưa cổ phiếu của Cty Cổ phần Vitaly (mã VTA) vào diện bị kiểm soát vì kết quả sản xuất kinh doanh phát sinh âm. Vì sao doanh nghiệp chuyên sản xuất gạch men vốn làm ăn có hiệu quả này lại đang đứng bên bờ phá sản?


Ném tiền qua cửa sổ


Ba trong số năm dây chuyền sản xuất gạch men của Vitaly hiện đang ngừng họat động

Nhiều năm liền, hoạt động sản xuất kinh doanh của Vitaly trên đà sa sút. Năm 2008, sản xuất chỉ đạt 66,31 phần trăm, tiêu thụ đạt 65,21 phần trăm so với kế hoạch và kết quả kinh doanh lỗ 2,8 tỷ đồng. Thị trường của công ty đang thu hẹp mạnh, nhiều chi nhánh giải thể như ở Cần Thơ, miền Trung và Hà Nội.

Cùng thời gian trên, nhiều dự án đầu tư không phát huy hiệu quả, gây lãng phí lớn. Chẳng hạn như dự án dây chuyền số 5 công suất thiết kế hai triệu m2/năm, với vốn đầu tư trên 60 tỷ đồng từ khi đi vào hoạt động (đầu năm 2007) đến khi ngừng sản xuất (tháng 11/2008) thường xuyên bị hư hỏng và chưa khi nào đạt công suất, chất lượng thiết kế.

Dự án hồ than nước cộng khí hoá than với tổng vốn đầu tư gần 27 tỷ đồng sau khi đưa vào hoạt động làm năng suất, chất lượng sản phẩm giảm nhiều so với dùng gas và dầu DO.

Dự án di dời dây chuyền 1 và 2 (gói thầu 16A) từ nhà máy tại Tân Bình (TPHCM) đến nhà máy tại Bình Chuẩn (Bình Dương) chi phí thực tế tăng 4,5 lần so với giá trị gói thầu được duyệt; tức tăng từ 1,21 tỷ lên trên 5,49 tỷ đồng. Tính đến nay, tiến độ chậm một năm so với kế hoạch nhưng vẫn chưa hoàn thiện, chưa xác định được thời gian chạy thử.

Tiền tỷ không cánh mà bay

Một trong những lý do khiến hai dây chuyền kể trên chưa thể chạy thử là vì thất thoát vật tư trong quá trình di dời, lắp đặt lại. Nổi cộm nhất là việc 600 mét dây điện động lực trị giá hàng tỷ đồng không cánh mà bay. Vụ việc diễn ra giữa tháng 6/2008 nhưng mãi đến ngày 18/12/2008 mới được phát hiện. Đến nay Cty vẫn chưa xác định được thời gian cụ thể và thủ phạm của vụ trộm.

Do quản lý lỏng lẻo nên rất nhiều vụ mất trộm vật tư, thiết bị giá trị lớn đã xảy ra tại Cty Vitaly. Gần đây nhất, vào thời điểm cuối năm 2008, đầu năm 2009, tại kho của nhà máy ở Bình Dương xảy ra hai vụ mất trộm một khối lượng lớn men màu ước trị giá 250 triệu đồng.

Mặc dù vậy, lãnh đạo Cty không những không có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn hoặc tìm ra thủ phạm của các vụ mất cắp mà còn tỏ ra thờ ơ với  một khối lượng không nhỏ tài sản công bị thất thoát.

Không riêng vật tư thiết bị, một khối lượng sản phẩm cũng được phù phép cho biến mất. Theo số liệu thống kê, số lượng gạch sản xuất trong năm 2008 là 2.8 triệu thùng, song số lượng được thể hiện trong báo cáo chỉ 2.7 triệu thùng… Hiện chưa ai xác định được trên 200 triệu đồng chênh lệch giữa tiêu thụ và báo cáo trong sản xuất rơi vào túi ai.

( Theo TPO)

  • Roche nắm quyền kiểm soát Genentech
  • Nokia cắt giảm thêm 1.700 việc làm
  • Schenker mở trung tâm kho vận tại Bình Dương
  • 120 doanh nghiệp đón nhận danh hiệu Thương hiệu mạnh Việt Nam
  • AIG phải nộp lại 165 triệu USD tiền thưởng
  • Toyota đóng cửa nhà máy ở Nga do nhu cầu yếu
  • BMW giảm 89% lợi nhuận
  • “Đại gia” thiết kế kiến trúc Nhật vào Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao