Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đồi Dương của một thời để nhớ

Đồi Dương là một địa danh lâu đời và gắn với sự kiện lịch sử của cách mạng Tháng Tám năm 1945, nay thuộc phần đất xã Tân Bình và phường Bình Tân, thị xã La Gi. Một dãi đất đồi lượn sóng dọc theo bờ biển dài trên 5 km với rừng cây phi lao (cây dương) được trồng dưới thời Pháp thuộc (1939) để chắn cát biển xâm thực. Đã một thời Đồi Dương bạt ngàn cây dương liễu xanh biếc hòa với tiếng sóng ru theo nhịp vỗ thời gian in sâu trong lòng người bản xứ. 

Một góc bãi biển Đồi Dương. (ảnh: Ngọc Lân)

Không những đẹp bởi một góc trời đậm sắc thiên nhiên kỳ diệu bên biển bên rừng mà Đồi Dương còn mãi trong ký ức của mỗi con người sống trên mảnh đất La Gi. Đó là sự kiện lịch sử của một thời hùng tráng được nung nấu bằng tình cảm thiêng liêng khi hàng trăm người ào ạt tay cầm dao rựa, cuốc xẻng, dầm chèo… từ các làng Hàm Tân, Phước Lộc, Tân Lý, Tân Long, Tam Tân… đổ xô đến Đồi Dương để vây bắt Tây nhảy dù. Hôm ấy, khoảng 5 giờ chiều ngày 28 tháng 8 (1945), trên bầu trời xuất hiện một chiếc máy bay sau mấy vòng quần đảo rồi nghiêng mình thả xuống 13 chiếc dù dọc bờ biển. Dù lần đầu người dân quê mới thấy hiện tượng lạ này nhưng linh cảm được điều gì sắp xảy ra bởi trước đó đã nghe tin về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Phan Thiết. Với khí thế hừng hực, bất chấp hiểm nguy, cuộc chiến đấu không cân sức đã diễn ra và kéo dài đến sáng hôm sau mới kết thúc. Vậy là trận đầu đã thắng lớn với 1 tên Pháp bị ta bắn bị thương bằng khẩu súng săn hai nòng, bắt sống 3 tên khác và 2 Việt gian, thu được 7 súng và nhiều trang bị quân dụng khác. Bằng sức mạnh ý chí tiến công của nhân dân địa phương đã kịp thời áp đảo kẻ địch, dập tắt âm mưu xâm nhập chiếm đóng vùng chiến lược xung yếu này.

Cuộc khởi nghĩa cách mạng Tháng Tám ở Hàm Tân – La Gi đã diễn ra với khí thế sôi nổi chưa từng thấy xuất phát từ lòng yêu nước cao độ của người dân. Điều trùng hợp lạ lùng, cũng tại nơi này, gần 30 năm sau vào thời điểm chấm dứt cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, giải phóng Hàm Tân thì Đồi Dương trở thành cửa ngõ cuối cùng của hàng ngàn tàn quân, ngụy quyền tháo chạy bằng con đường biển lại bị ta đánh tan nát vào giữa đêm 22/4/1975. Và tiếp đó mấy giờ sau lá cờ Mặt trận Giải phóng tung bay trên nóc dinh Tỉnh trưởng Bình Tuy.

Từ bờ biển Đồi Dương nhìn thấy đảo nhỏ Hòn Bà với huyền thoại của câu chuyện tình đầy trắc ẩn để rồi còn lại một dấu chấm than lung linh trên mặt biển mênh mông bây giờ. Ở địa đầu Đồi Dương có giếng nước Nguồn Chung (Nước Nhỉ) không thôi mạch chảy ngọt ngào trào ra từ động cát trắng có những bụi dứa đong đưa cánh lá như thì thầm bao nỗi thăng trầm. Chiều hôm những con còng gió trốn chạy lúc bầy chim hải âu từ xa khơi bay về, vội vã lướt trên cát tìm nơi ẩn mình. Nắng gió một ngày, biển bờ ở đây lại trải nỗi buồn vui nhưng với bầu trời luôn ấm áp trong xanh. Ngày nay Đồi Dương sẽ là những mái nhà sang trọng của các resort, của khu nghỉ dưỡng cao cấp… còn chăng cái gì lưu dấu một thời rực rỡ hào khí đầy tự hào cho thế hệ mai sau.

(Theo baobinhthuan)

  • Sa Pa diễm lệ
  • Mo So kỳ ảo
  • Đàn Tiên Cái Khế - di tích đạo tu tiên xưa ở Cần Thơ
  • Lễ hội Sayangva của người Chơro gắn kết cộng đồng
  • Một điểm du ngoạn cần cho giới trẻ
  • Lung linh chợ đêm phố cổ Hà Nội
  • Gốm Trù Sơn
  • Về linh sơn Yên Tử
  • Trà đắng Cao Bằng
  • Hòn Đá Bạc ở đất mũi Cà Mau
  • Thương lắm lồng đèn Việt!
  • Pleiku, một cõi đi về...
  • Du lịch tâm linh ở Ngũ Hành Sơn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com