Làng nghề sản xuất hương truyền thống Quán Hương ( tổ 4, khu phố 4, thị trấn Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam) ra đời cách đây 250 năm. Trải qua các giai đoạn thăng trầm của lịch sử, người dân nơi đây vẫn duy trì và phát triển, bởi nghề này mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể, tạo nhiều việc làm cho nông dân, nhất là lúc nông nhàn.
Hiện nay, cả làng nghề có 350 hộ làm hương, giải quyết việc làm cho 450 lao động nông nghiệp; 5 cơ sở tại làng nghề vừa xay bột nguyên liệu, vừa mua bán các loại bột nguyên liệu khác như bột quế, bột keo, bột cưa… mà làng nghề chưa sản xuất được. Ngoài ra, còn cung cấp các nguyên liệu khác như cây chu và nhãn mác cho các hộ trong làng nghề.
Mỗi năm, làng nghề này cung ứng ra thị trường hơn 50.000 muôn hương, tổng doanh thu hơn 7 tỷ đồng. Anh Lê Văn Anh một người có thâm niên hơn 20 năm trong nghề làm hương ở đây cho biết: “Nghề làm hương không vất vả như nghề nông, nhưng cho thu nhập cao và giải quyết việc làm cho nhiều người trong gia đình. Người lớn thì đảm nhận khâu nhồi bột, nhúng hương và xe hương; trẻ em người già thì xe hương và gói hương". Cũng theo anh, hiện nay, tại làng Quán Hương có nhiều hộ thu nhập hơn 25 triệu đồng/năm nhờ sản xuất các loại hương trầm, hương quế, hương bổi. Thị trường tiêu thụ hương chủ yếu ở huyện Thăng Bình và các tỉnh Tây Nguyên, Đồng Nai, một số xuất khẩu sang Lào và Campuchia.
Với hiệu quả kinh tế từ nghề làm hương mang lại, UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt dự án khôi phục làng nghề truyền thống sản xuất hương thị trấn Hà Lam với tổng kinh phí gần 6 tỷ đồng. Huyện Thăng Bình đang xúc tiến triển khai dự án này. Bước đầu đã xây dựng cổng làng, đường giao thông và chuyển giao công nghệ sản xuất hương vòng cho làng nghề. Nhờ vậy, người dân làng Quán Hương đã có thể sản xuất 2 loại hương vòng 24 giờ và loại 48 giờ . Sản phẩm mới này vừa qua đã tham gia hội chợ làng nghề “Xưa và Nay” năm 2006 của tỉnh và được đánh giá cao.
Từ bản Tả Phìn đến thị trấn Sa Pa (Lào Cai) là đoạn đường đèo ngoạn mục với cảnh quan diễm lệ. Những thửa ruộng bậc thang xanh xanh với nào lúa nước, su su chạy dài ngút mắt bên dưới lũng sâu.
ừ thị trấn Kiên Lương (Kiên Giang) đi Mo So có một đoạn đường đầu tiên ở nước ta được đổ bê tông xi măng thay vì trải nhựa như thường thấy; rồi thích thú chứng kiến những ngọn núi đá vôi chập chùng chạy ngược bên khung cửa xe. Theo con đường nhựa nổi lên giữa những đồng nước chua phèn lưa thưa cây cỏ vàng hoe màu nắng, Mo So rồi cũng hiện ra trước mắt.
Ở trung tâm thành phố Cần Thơ có những ngôi chùa cổ ra đời hàng trăm năm trước, không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn chữa bệnh cứu người, tế độ chúng sinh. Hãy cùng chúng tôi ghé thăm chùa Hiệu Minh (Đàn Tiên Cái Khế) - một ngôi chùa như vậy.
Những ngày này, khi lúa, ngô đã “nằm yên” trong nhà, cũng là lúc đồng bào dân tộc thiểu số Chơro ở Đồng Nai tổ chức lễ hội Sayangva (ăn thần lúa).
Cây tre đã gắn bó với người Việt hàng ngàn đời nay. Tre là nguyên liệu được người Việt khai thác tối đa sự hữu dụng tưởng như vô hạn; từ những vật dụng gần gũi, thiết thân trong đời sống thường nhật cho đến khí cụ chiến đấu, bảo vệ quê hương. Hình ảnh lũy tre thanh bình, thơ mộng trong thi ca, trong bao chuyện tình lãng mạn và cả trong huyền sử Thánh Gióng.
Nghề đá truyền thống xứ Thanh chủ yếu quy tụ ở làng Nhồi, nơi hiện vẫn còn ba di tích - Chùa Tiên Sơn, Chùa Quan Lão và Nghè Quận Mãn. Nhiều tác phẩm điêu khắc đá ở các di tích này đã nói lên sự tài hoa của những bàn tay người thợ.
Để có một bữa tiệc ngon, bạn cần biết cách kết hợp hài hòa giữa đồ ăn và thức uống, sau đây là một vài bí quyết nhỏ khi bạn chọn và sử dụng rượu trong bữa tiệc.
Những chiều hè oi ả, khu đầm sen bát ngát ven Hồ Tây trở thành địa chỉ hấp dẫn khá nhiều người Hà Nội một cách lạ lùng, bởi dường như khi đến đây, ai cùng cảm thấy lòng mình lắng lại, thanh thản đến lạ kỳ.
Câu ca: “Ăn cơm hom, nằm giường hòm, đắp chiếu Hới” cho thấy chiếc chiếu làng Hới thân thuộc như thế nào trong đời sống nhân dân. Sở dĩ có tên là chiếu Hới vì ngày xưa những chiếc chiếu như thế đã được dệt ở làng Hới (nay thuộc xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà). Ngày nay nghề dệt chiếu của làng Hới đã phát triển vượt ra khỏi làng, song những chiếc chiếu vẫn được gọi là chiếu Hới.
Người Bắc Mỹ khi mời khách rất coi trọng tình cảm. Còn khách thì có thể mang theo bánh mì mà mình tự làm để làm quà, hay một chút hoa quả tươi ngon do chính mình trồng.
Văn hóa Sa Huỳnh - nền văn hóa thuộc thời đại sắt sớm cách nay khoảng 2500-2000 năm đã có lịch sử phát hiện và nghiên cứu tròn 1 thế kỷ. Những phát hiện mới vẫn tiếp tục được công bố càng khẳng sự phong phú và hấp dẫn của nó. Một trưng bày chuyên đề “Sa Huỳnh - 100 năm phát hiện và nghiên cứu” đang diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử đã phần nào đưa người xem đến với những di sản của nền văn hóa nổi tiếng này.
Các món bánh kẹo truyền thống của Việt Nam được chế biến chủ yếu bằng phương pháp thủ công trong gia đình, tuy không có hình thức đẹp mắt, màu sắc rực rỡ và nổi bật như những loại bánh kẹo thực hiện trong công nghiệp; nhưng có hương vị đậm đà đặc biệt của nguyên liệu thiên nhiên từ trái cây, lá, hạt…
Xã Hòa Lợi, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre vốn có phong trào làm thủy lợi tiêu biểu với mạng lưới chằng chịt những con kênh dẫn nước tưới tiêu cho hàng trăm héc ta ruộng đồng. Bây giờ Hòa Lợi còn có một nghề truyền thống khác, đó là nghề làm lu chứa nước. Tuy không mang lại giá trị kinh tế cao nhưng nghề làm lu cũng góp một phần rất lớn trong công cuộc cải thiện đời sống cho người dân quê biển vốn lam lũ, nghèo túng.