Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lễ cưới của người Dao xưa

Lễ cưới của người Dao ngày nay đã được đơn giản hóa và trai gái cũng không kết hôn quá sớm. Còn trước đây, khi các cậu trai, cô gái dân tộc Dao đến tuổi 12-13, cha mẹ họ đã lo tìm vợ, gả chồng. Nếu bố mẹ chàng trai thấy vừa mắt một cô gái nào đó thì ngay lập tức chuẩn bị lễ vật sang xin dâu.
 
Theo nghi thức truyền thống, đến ngày đã định, đại diện nhà trai, gồm 2 thầy cúng gọi là thầy Na Man, sẽ làm lễ khấn vái trước bàn thờ gia tiên, thông báo về việc đón thêm người về nhà. Đoàn đón dâu lên đường, gồm 9 người (6 nam, 3 nữ) cùng chú rể và các lễ vật: muối được gói trong giấy đỏ, trầu cau, rượu... Họ bắt đầu đi từ nhà sang nhà trọ - được chuẩn bị trước - và dừng lại ở đó. Lúc này, 3 cô gái trong đoàn thay đổi lễ phục, đội nón bạc, đeo các đồ trang sức theo nghi lễ. 
 
Đến giờ đẹp, đoàn nhà trai rời nhà trọ sang đón dâu. Đoàn sẽ bị chặn lại bởi ải thử thách đầu tiên do nhà gái dựng lên. Hai bên hát đối đáp cho tới khi những người bên nhà gái đồng ý cho qua. Nhưng đoàn đón dâu còn phải thưởng tiền cho những người hát đối đáp bên nhà gái rồi mới được đi tiếp. Cứ như vậy, nhà trai phải vượt qua 2 ải nữa, mỗi ải là một thách thức lớn dành cho những người hát đối đáp. Họ phải ứng xử nhanh, hiểu biết phong tục mới có thể đưa đoàn nhà trai đến gần nơi ở của cô dâu. Qua đủ ba cửa, đoàn nhà trai được vào nhà cô gái và ngồi ở mâm riêng. Lúc này, nhà trai xin nhà gái trao giấy khai sinh để làm lễ Bản mệnh cho đôi trẻ. Kết thúc lễ này, đoàn nhà trai đi ra khỏi nhà cô gái. 
 
Khi bên trong nhà gái dựng xong "cửa bố mẹ" (hình thức giống như các cửa ải trước), họ lại mời nhà trai vào nhà. Hai bên tiếp tục hát đối đáp với nhau. Kế đến, nhà trai xin làm lễ Họp chánh, kết duyên đôi lứa. Lúc này, chủ lễ nhà gái - gọi là ông Tá - đưa chú rể và cô dâu vào phòng làm lễ, niệm phép thu vía cô dâu, chú rể vào một chiếc ô. Sau đó, chú rể rời nhà gái về nhà trọ còn cô dâu vào buồng khác nghỉ. Trong khi đó, nhà trai và nhà gái tiếp tục hát đối đáp với nhau tới gần sáng mới nghỉ. 
Ngày hôm sau, chú rể và cô dâu cùng hai họ làm lễ Pay Đòng (bái đường). Nhà trai công bố tên những người tới mừng đám cưới, đến tên ai, chú rể tới vái đáp lễ người đó. Buổi chiều, họ làm lễ Póng Diền (kết thúc hôn lễ). Những câu hát đối đáp lại cất lên giữa đại diện nhà trai và đại diện nhà gái để xin cô dâu về nhà chồng, kết thúc phần hôn lễ bên nhà gái. 
 
Đoàn đón dâu còn phải qua một ải nữa do nhà trai lập ra. Thường là họ hát hỏi những người bên nhà gái lý do tới đây. Nhà gái trả lời xong, mọi người cùng nhau vào nhà làm lễ Pay Đông (lạy tổ tiên). Cô dâu và chú rể được đưa vào phòng, còn phía ngoài, ông Tá và nhà gái lạy tạ tổ tiên đã phù hộ. Ông Tá trao giấy khai sinh cho bố mẹ chú rể làm lễ nhận dâu. Đêm đó, hai họ lại hát đối đáp với nhau đến sáng hôm sau mới kết thúc lễ cưới.
 

(Theo danangpt)

  • Sa Pa diễm lệ
  • Mo So kỳ ảo
  • Đàn Tiên Cái Khế - di tích đạo tu tiên xưa ở Cần Thơ
  • Lễ hội Sayangva của người Chơro gắn kết cộng đồng
  • Một điểm du ngoạn cần cho giới trẻ
  • Mùa cưới, nói về lễ cưới các dân tộc thiểu số
  • Tây Bắc những điều lạ
  • Độc đáo trang phục của người Dao Tiền Bắc Kạn
  • Lễ hội tế thu tại Vạn An Thạnh của ngư dân Phú Quý
  • Trang phục truyền thống của người Êđê
  • Nét đẹp trong lễ hội đua thuyền dân gian Việt Nam
  • Một số lễ hội chính của 10 tỉnh đông-bắc
  • Lễ hội chém trâu tế thần của người Chăm Lạc Tánh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com