Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thăm làng quê dọc sông Hồng

Ngày cuối tuần không kịp xếp lịch đi chơi xa, bạn có thể chọn một tour du lịch qua những làng quê gần trung tâm Hà Nội. Vừa có thể ngắm cảnh êm đềm của những mái đình, ruộng hoa cải vàng rực rỡ, bạn và người thân còn có thể thưởng thức món bánh cuốn Phú Thị, mua dăm ba chiếc bánh đa, nụ vối về làm quà cho người ở nhà.

 

Món bánh cuốn Phú Thị.
Món bánh cuốn Phú Thị.

Nhiều du khách từng đi thăm làng quê dọc sông Hồng đỏ nặng phù sa bằng thuyền. Không bụi bặm đường xa, lại được ngắm cảnh sông nước mênh mông, những bãi ngô, vùng cát hai bên sông. Nhưng khi lựa chọn phương tiện ôtô cũng có nhiều cái hay riêng khi được đi dọc trên những triền đê ngắm hoa cải vàng, những bụi tre xanh mướt hay vườn quất, vườn hoa...

 

Phú Thị xưa, quen gọi là phố Bến, từng là khu vực sầm uất vì người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề buôn bán ven sông. Trải qua nhiều biến cố như chiến tranh, lũ lụt, người dân chuyển làng vào trong đê, sống bằng nghề trồng quất, cây cảnh.

 

Một món ăn nữa cũng độc đáo chẳng kém của nơi đây là món canh chế biến từ con vờ. Theo lời kể của người dẫn tour, con vờ thường xuất hiện vào hai ngày nào đó từ tháng tư tới tháng 7. Nhưng chẳng ai biết, loại giống ong vàng sống trong ngách hang này xuất hiện khi nào. Chỉ biết, khi nước sông Hồng làm vỡ tổ của chúng, vờ bay ra thì các ngư dân dùng vợt để vớt lấy rồi bán cho người thích món ăn này.

Những món quà quê trên đường vào đền Chử Đồng Tử.

Khởi hành lúc 8h sáng chủ nhật hàng tuần, chỉ khoảng 40 phút, bạn đã có mặt ở điểm dừng chân đầu tiên sau khi đi chừng 15 km đường đê qua cầu Thanh Trì, sang làng Phú Thị. Bạn có thể vào thăm chùa Mễ Sở với pho tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay uy nghi được đặt trên cao.

 

Cách chùa chẳng bao xa là khu đền Chử Đồng Tử nằm ngay bên sông Hồng. Hai bên đường dẫn vào đền là hàng cây tỏa bóng mát, các bà, các chị ngồi bán những món quà quê. Ở đây, bạn cũng có thể mua dăm ba chiếc bánh đa, gói nụ vối, long nhãn về làm quà cho người nhà, cha mẹ hay trẻ nhỏ.

 

Đền Chử Đồng Tử cũng được dân gian gọi là Đền thờ Tình yêu bởi gắn với câu chuyện chàng Chử Đồng Tử - công chúa Tiên Dung ngày nào. Mỏi bước chân, bạn dừng chân ở hàng nước sát bờ sông nhâm nhi tách chè quê.

Những con nhỏ đặc trưng của làng Bát Tràng.

Rời đền cũng là lúc đã chớm sang giờ trưa. Cả đoàn lên xe ôtô về làng Phú Thị, mái làng mang nhiều nét đặc trưng của làng quê Bắc Bộ. Nơi đây là quê hương của nhiều người nổi tiếng như danh nhân Chu Mạnh Trinh, họa sĩ tài danh Dương Bích Liên, nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát, nhà văn Dương Thị Xuân Quý...

 

Tại đây, khách có thể thưởng thức những món ăn mang nét riêng vị lạ của làng. Nào là món bánh cuốn Phú Thị, không mỏng tang mà dày dặn, không cần ăn kèm thêm một thứ rau sống nào. Món đậu ở đây đặc chứ không xốp như đậu Mơ. Cũng là dịp hay để thưởng thức những món lạ, so sánh với các món đã quen miệng từ lâu.

Bạn có thể lựa nhiều món đồ ở chợ Bát Tràng.

Thưởng thức xong bữa trưa, nghỉ ngơi một lúc, tới tầm chiều, xe đưa bạn sang làng Bát Tràng. Tại đây, bạn thỏa sức mua sắm đồ bát đĩa hay vào các nhà tập nặn cốc chén trước khi lên đường về trung tâm Hà Nội.

 

(Theo travel)

  • Sa Pa diễm lệ
  • Mo So kỳ ảo
  • Đàn Tiên Cái Khế - di tích đạo tu tiên xưa ở Cần Thơ
  • Lễ hội Sayangva của người Chơro gắn kết cộng đồng
  • Một điểm du ngoạn cần cho giới trẻ
  • Bò tót ở Vườn quốc gia Cát Tiên
  • Cao Phong mùa cam chín
  • 360 độ ẩm thực Sài Gòn
  • Con trâu trong không gian văn hoá làng Việt
  • Những làng nghề truyền thống ở Quảng Nam
  • Những chuyện quyến rũ ở chợ Tết vùng cao
  • Cuối đông ghé Xuân Đỉnh
  • Đà Nẵng hấp dẫn với thế mạnh du lịch
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com