Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngày càng ít doanh nghiệp muốn lên sàn

Nhà đầu tư vẫn muốn có thêm những công ty niêm yết tốt, nhưng trong thời gian tới sẽ chưa có nhiều. Ảnh: Kinh Luân

Theo số liệu từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong 6 tháng đầu năm nay chỉ có 7 doanh nghiệp mới niêm yết trên cả 2 sàn, trong khi đó, nhìn tiếp 6 tháng nữa cũng chưa thấy khởi sắc hơn.

Nếu như trong các năm 2010, 2011, số lượng doanh nghiệp niêm yết chỉ có tăng qua mỗi năm, không có hiện tượng giảm xuống, thì đến hiện tại số doanh nghiệp niêm yết đang ít đi. Ở sàn Hà Nội, nếu đến cuối 2012 có 398 doanh nghiệp niêm yết thì đến hết tháng 6 chỉ còn 388 doanh nghiệp. Trong khi đó, tính cả năm ngoái, chỉ có 25 doanh nghiệp lên sàn, giảm một nửa so với 2011, và con số của năm 2011 lại giảm mạnh so với năm trước nữa.

Nhìn vào triển vọng niêm yết trong 6 tháng cuối năm, Trưởng phòng Thẩm định niêm yết của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, ông Đỗ Tuấn cho rằng tới thời điểm này chỉ có vài hồ sơ đăng ký niêm yết. Theo ông Tuấn, trong thời gian này, doanh nghiệp rất cân nhắc khi quyết định lên sàn, bởi thị trường chứng khoán chưa mấy khởi sắc, khiến cho việc huy động vốn vô cùng khó khăn, giá cổ phiếu cũng không dễ tăng sau khi chào sàn.

Theo số liệu từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, huy động vốn 6 tháng đầu năm nay của các doanh nghiệp đạt 2.344 tỉ đồng, giảm 58% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, ông Sơn cũng cho rằng tiêu chuẩn niêm yết đã được nâng lên theo quy định tại Nghị định 58/2012/NĐ-CP, về cả vốn điều lệ ban đầu lẫn quy định về tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm liền trước phải trên 5%, có lãi 2 năm liên tiếp, không có nợ quá hạn trên 1 năm… nên có nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện niêm yết. 

Trái lại với sự giảm mạnh của số doanh nghiệp lên sàn, số doanh nghiệp bị hủy niêm yết lại tăng lên nhiều với 21 doanh nghiệp trên cả 2 sàn. Kinh doanh ngày càng khó khăn cũng là lý do chính khiến nhiều doanh nghiệp buộc phải rời sàn. 16 công ty bị hủy niêm yết bắt buộc, đa phần đều do lỗ 3 năm liên tiếp và lỗ vượt vốn chủ sở hữu.

Trong số này có 3 doanh nghiệp hủy niêm yết tự nguyện. Một trong các lý do là nhà đầu tư nước ngoài đang muốn bỏ vốn vào công ty không muốn doanh nghiệp tiếp tục niêm yết, song cũng một phần do công ty nhận thấy cổ phiếu của công ty bị sụt giảm cho dù kinh doanh của công ty vẫn ổn định nên quyết định rời sàn.

Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng dễ ra quyết định hủy niêm yết. Theo giám đốc một doanh nghiệp xây dựng của Vũng Tàu niêm yết trên sàn TPHCM, công ty ông lên sàn năm 2010, thời điểm các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng nhộn nhịp lên sàn tìm vốn. Giá chốt phiên đầu tiên là 24.000 đồng/cổ phiếu, sau 3 năm, giá còn 3.600 đồng/cổ phiếu. Tuy vậy, chẳng kịp huy động vốn được đợt nào khi nhiều tháng sau đó, thị trường chứng khoán trở nên trầm lắng.

Ông này cho rằng hiện tại công ty như “mắc kẹt”, kẹt vì đã lên sàn rồi nên xin hủy niêm yết sẽ gây hình ảnh xấu, trong khi các quy định nghiêm ngặt về công bố thông tin vẫn phải thực hiện. Vậy nhưng lại không huy động được vốn từ kênh này, trong khi với kênh ngân hàng, doanh nghiệp bất động sản hay xây dựng đã không còn được đón chào.

Hiện tại rất nhiều nhà đầu tư đang chờ đợi các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa lên sàn, nhưng cho đến nay, đa phần các doanh nghiệp lớn như Mobifone, Vinatex, Vietnam Airlines đều chưa thực hiện cổ phần hóa, dù đã nhiều lần hứa hẹn. BIDV sau khi bán cổ phần lần đầu ra công chúng, đã đưa ra kế hoạch niêm yết trong 2012 nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện do cho rằng điều kiện thị trường chứng khoán chưa phù hợp, ngân hàng này cũng chưa nói đến thời hạn dự kiến sẽ niêm yết.

Như vậy, từ nay đến cuối năm, cả 2 sàn sẽ chưa có thêm công ty lớn nào niêm yết.

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!