Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ảo vọng từ các siêu dự án (Bài 1)

Dự án xây dựng Khu Y tế kỹ thuật cao (KYTKTC) TP.HCM sau 8 năm lay lắt có vẻ như đã được sống lại, sau 2 năm có chủ đầu tư đích thực.
 
Bài 1: Dự án Khu Y tế kỹ thuật cao TP.HCM:Tiến độ triển khai: 8 + 2

Hệ lụy từ chủ đầu tư cũ

Bà Nguyễn Thị Thu Hòa, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM (đồng thời là Trưởng ban giám sát thuộc Tổ công tác dự án KYTKTC TP.HCM) cho rằng, từ trước tới nay, chưa dự án nào gặp "rắc rối" và bị "soi" kỹ như KYTKTC TP.HCM. Tại sao?

Trước hết, xét về tính chất, dự án có quy mô trên 40 ha này nằm trong kế hoạch phát triển 4 cụm y tế tại 4 cửa ngõ mà lãnh đạo Thành phố đã đề ra. Theo đó, KYTKTC nằm ở cửa ngõ phía Tây (thuộc quận Bình Tân), điểm giao thoa giữa TP.HCM với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Việc hình thành dự án tại khu vực này được kỳ vọng sẽ giải tỏa áp lực cho các bệnh viện tại trung tâm TP.HCM.

Song, trên thực tế, tốc độ triển khai lại tỷ lệ nghịch với tính cấp thiết của dự án. Minh chứng cho điều này là, sau gần 10 năm triển khai, KYTKTC vẫn chỉ vỏn vẹn Trung tâm Chẩn đoán Y khoa Medic được hình thành (năm 2007), khác xa so với những phác họa ban đầu về một khu điều trị có quy mô lên đến hơn 1.200 giường bệnh.

Được biết, trước khi Công ty TNHH Y tế Hoa Lâm - Shangri-La (là liên doanh giữa Công ty cổ phần Dịch vụ Hoa Lâm, Việt Nam và Công ty Shangri-La Healthcare Investment, Singapore) tiếp nhận dự án, Sở Y tế TP.HCM và Công ty Dịch vụ công ích Bình Chánh chủ đầu tư của dự án (chịu trách nhiệm về mặt chuyên môn và các vấn đề liên quan đến đất đai) đã đứng ra kêu gọi các chủ đầu tư thứ cấp cùng tham gia đầu tư các dự án thành phần trong KYTKTC. Tuy nhiên, do những trở ngại về vốn, hạ tầng kết nối và cơ chế (thay đổi về chủ trương đầu tư)..., nên kết quả là chỉ có Trung tâm Medic "kiên nhẫn" ở lại. Song, công trình chưa đáp ứng được tiêu chuẩn một khu y tế kỹ thuật cao do chưa có hệ thống xử lý nước thải, nguồn điện...

Và cam kết từ "người mới"

Về phía chủ đầu tư mới, tại buổi gặp phóng viên Báo Đầu tư tại Văn phòng đại diện của Công ty TNHH Y tế Hoa Lâm - Shangri-La (số 1, Tôn Đức Thắng, quận I) mới đây, bà Trần Thị Lâm, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ Hoa Lâm tỏ ra rất bức xúc trước những thông tin gần đây cho rằng, KYTKTC là một trong những dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) triển khai chậm trễ.

Bà Lâm khẳng định, chưa một dự án nào có quy mô lớn về vốn và khối lượng xây dựng công trình như KYTKTC lại được tiến hành nhanh  như vậy.

Theo bà Lâm, tốc độ triển khai dự án được thể hiện bằng những bước đi cụ thể như sau: từ khi có giấy phép đầu tư vào tháng 7/2008 đến nay, chủ đầu tư đã hoàn tất các khâu từ trình phê duyệt quy hoạch mới cho toàn khu, thiết kế cơ sở cho công trình Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Việt Nam (BV4), kết nối với điện lực, nhà cung cấp nước, được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận chuyển vốn vào Việt Nam...

Theo quy hoạch được điều chỉnh, KYTKTC TP.HCM có quy mô 37,6 ha bao gồm 4 hạng mục: y tế, giáo dục, khu hỗ trợ và các công trình tiện ích đi kèm (phòng thí nghiệm, khu ngoại trú, khách sạn 4 sao, căn hộ dịch vụ...). Dự án sẽ được thực hiện trong vòng 10 năm với 5 giai đoạn. Hiện, chủ đầu tư đang chờ phê duyệt thiết kế cơ sở của hạng mục Bệnh viện BV4 quy mô 500 giường với tổng diện tích 89.879 m2 và kinh phí đầu tư vào khoảng 65 triệu USD. Vừa qua, Bộ Xây dựng cũng có văn bản góp ý về thiết kế của Dự án BV4.

Đứng ở góc độ cơ quan cấp phép và giám sát các hoạt động đầu tư, vào ngày 29/1/2010, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cũng đã có văn bản trình thường trực UBND TP. báo cáo về tiến độ thực hiện dự án KYTKTC. Báo cáo nêu rõ, dự kiến tháng 3/2010 sẽ triển khai phần móng cọc công trình bệnh viện 500 giường (giai đoạn 1 là 250 giường). Nếu đúng như thế, thì điều này không nằm ngoài cam kết của ông Lai Voon Hon, Tổng giám đốc Công ty TNHH Hoa Lâm - Shangri-La tại buổi họp "Báo cáo tình hình thực hiện Dự án KYTKTC" vào ngày 5/11/2009.

Trên thực tế, buổi họp báo vào tháng 11/2009 cũng là buổi "minh oan" của chủ đầu tư trước những thông tin dự án có dấu hiệu "nằm chờ" sau khi tiến hành khởi công vào tháng 10/2008. Nghĩa là sau 1 năm, Liên doanh Hoa Lâm - Shangri-La tiếp nhận, dự án vẫn chưa có dấu hiệu khởi động. Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hiệp, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM giải thích, sở dĩ dự án chậm hơn so với dự kiến ban đầu là do một phần nguyên nhân phải điều chỉnh lại quy hoạch chi tiết 1/500. Theo đó, đến tháng 12/2008, UBND TP.HCM mới có quyết định điều chỉnh. Và đến ngày 22/1/2009, UBND TP.HCM mới có quyết định về cơ cấu sử dụng đất cho toàn dự án. Có thể nói, đây là buổi họp đủ "bá quan văn, võ" của Thành phố khi có sự tham gia báo cáo, giải trình của tất cả sở, ban, ngành liên quan của Thành phố về tiến độ cũng như cam kết khả năng hình thành của dự án.

Hiện tại, Liên doanh Hoa Lâm - Shangri-La đang tiến hành thử tải tĩnh cọc tại các vị trí dự kiến triển khai thực hiện BV4 theo đúng như biên bản họp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các bên liên quan ngày 19/1/2010. Người dân Thành phố đang chờ lời cam kết của chủ đầu tư thành hiện thực.

Qua vụ việc trên có thể thấy, đối với những dự án được xác định là trọng điểm, phải chăng Thành phố nên có một tổ giám sát chuyên trách để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong đầu tư. Nhìn lại diễn biến của KYTKTC TP.HCM, lẽ ra, ngay vào thời điểm kêu gọi 8 nhà đầu tư thứ cấp khác cùng tham gia vào KYTKTC, nếu Thành phố có những quan tâm kịp thời và chọn đúng nhà đầu tư, có lẽ dự án đã mang lại kết quả sớm hơn.ª

(Bài 2: Dự án Saigon Sunbay: Không nhúc nhích vì... thiếu vốn)

(Theo Hải Âu // Báo đầu tư)

  • Ông Nguyễn Thanh Nghị: “Đề án đặc khu sẽ là bước ngoặt cho Phú Quốc”
  • Xuất ngoại tìm vốn cho dự án cao tốc
  • Siêu dự án lọc dầu 27 tỷ USD: Thủ tướng đã đồng ý
  • Hơn nửa dự án BT tại Hà Nội chưa có nhà đầu tư
  • Chuyên gia: Nên đầu tư "xe buýt nhanh" trước khi có metro
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!