Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công trình lớn xuống cấp: Tội thiếu vốn?

Một công trình lớn phải tạm giãn, hoãn tiến độ không chỉ là sự lãng phí, giảm sút hiệu quả đầu tư mà còn tác động không nhỏ tới chất lượng công trình.

Ông Lê Quang Hùng - Cục trưởng cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, của Bộ Xây dựng cho biết, do khó khăn kinh tế, kiểm soát vĩ mô chặt chẽ năm 2011 đã khiến bức tranh chung của các công trình, dự án xây dựng ảm đạm, đình đốn.

Nhiều yếu tố gánh nặng vĩ mô cộng dồn như trượt giá, lãi suất ngân hàng cao, chi phí không đảm bảo, tổng mức đầu tư thấp, các nhà thầu rất mong muốn xem xét lại cơ chế, phê duyệt lại tổng mức đầu tư xây dựng.

Trong đó 60 công trình trọng điểm cấp quốc gia, đặc biệt là các công trình giao thông hiện hầu hết dừng thi công, giãn, hoãn dẫn đến chậm tiến độ, rất nhiều hạng mục dang dở. Điều này không chỉ tác động đến hiệu quả đầu tư mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng.

Có thể hình dung qua cấu tạo nhiều lớp từ lớp đất, lớp giữa bằng đá dăm và bên trên là lớp thảm nhựa của đường giao thông. Nếu công trình được thi công liên tục và hoàn thành việc rải nhựa thì mưa nắng sẽ không làm ảnh hưởng đến các lớp bên dưới.

Song nếu chỉ làm một thời gian rồi hoãn lại, các yếu tố thời tiết cùng sự lưu thông của các phương tiện sẽ phá hủy dần phần đường đã làm. Khi ấy, bắt buộc chủ đầu tư muốn hoàn thành lại phải cào lên làm lại rất tốn kém.

"Vốn năm nay chỉ đáp ứng khoảng ½ so với nhu cầu. Công trình giao thông trọng điểm bị hoãn nhiều để ưu tiên những dự án hạ tầng hoàn thành ngay. Chất lượng công trình phải hoãn, dừng lại rất ảnh hưởng" - ông Quang Hùng quan ngại.

Rút ngắn thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng đang là vấn đề nổi cộm. Ông Trần Ngọc Hùng - Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, ngoài các vấn đề khách quan như bố trí vốn, thủ tục, giải phóng mặt bằng, quy hoạch... thì về chủ quan cũng phải đề cập đến năng lực của chủ đầu tư và các nhà thầu.

Vừa qua dư luận rất bất bình khi một loạt công trình trọng điểm bị hư hỏng, xuống cấp dù mới đưa vào sử dụng. Đơn cử dự án đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương đã xuất hiện 500 "hố tử thần" trong 10km sau 3 tháng thông xe; mặt cầu Thăng Long tại phía Bắc Hà Nội lại nứt sau 3 tháng hoạt động khi được đầu tư hơn 90 tỷ đồng để trải nhựa; cầu Thanh Trì tại phía Nam Thủ đô cũng xuất hiện sự trồi sụt nhựa, lún và hỏng mà không rõ nguyên nhân...

Về vấn đề này, nếu như người dân tỏ ra lo ngại, bức xúc về an toàn, chất lượng công trình, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, cho thấy chất lượng thi công, năng lực quản lý có vấn đề, thì nhiều cấp quản lý lại khá bình thản.

Cụ thể, trả lời báo chí mới đây về hai trường hợp cầu Thăng Long và cầu Thanh Trì, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải - ông Nguyễn Hồng Trường không đưa ra được các quy kết trách nhiệm, sai phạm cụ thể mà chủ yếu vin vào các nguyên nhân khách quan như cầu cũ, quá tải dẫn đến sụt lún, hỏng hóc.

Chuyên quản lý chất lượng công trình xây dựng, vị lãnh đạo Cục Giám định nhà nước - ông Quang Hùng cho biết, trong thi công đường bộ, việc lún ở một chừng mực nhất định, gọi là lún dư thường từ 15-20% là ở mức cho phép, tùy loại đường.

Sự sụt lún, nổi sóng trên mặt đường dẫn vào cầu Thanh Trì có thể đặt vấn đề ở 2 góc độ. Thứ nhất, chất lượng đường đã tốt chưa? Thứ hai, có thể do tải trọng của các phương tiện tại điểm đó lên mặt đường. Tốc độ chậm và các phương tiện lại đổ dồn tạo nên tình trạng trồi sụt nhựa đường.

Theo ông Hùng, hiện nay không riêng gì công trình cầu Thanh Trì mà tại Đại lộ Đông Tây, đoạn đường mới Thủ Thiêm, mặc dù nhà thầu Nhật Bản đã nghiên cứu cải tiến thi công song vẫn chưa khắc phục được hiện tượng nói trên. Biện pháp khắc phục duy nhất là trải bê tông tại những điểm dồn ứ nhiều phương tiện.

Còn trường hợp dự án đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương xuất hiện nhiều mặt nhựa vỡ, lâu ngày không sửa tạo thành các hố gây mất an toàn, khó khăn cho người giao thông qua đây thì trước hết trách nhiệm thuộc về nhà thầu và chủ đầu tư.

Chưa bàn đến vấn đề chất lượng thi công mà quan trọng ở khâu bảo hành đường cũng quá chậm chạp. "Với dự án Sài Gòn - Trung Lương đó là điều không hay. Nếu khi xảy ra, chủ đầu tư và nhà thầu khắc phục sửa ngay thì còn giảm nhẹ nhưng họ lại để quá dài đến vài tháng, từ hỏng hóc một chỗ, nó lây lan mở rộng ra và xuống cấp" - ông Hùng nói.

(VEF)

  • Ông Nguyễn Thanh Nghị: “Đề án đặc khu sẽ là bước ngoặt cho Phú Quốc”
  • Xuất ngoại tìm vốn cho dự án cao tốc
  • Siêu dự án lọc dầu 27 tỷ USD: Thủ tướng đã đồng ý
  • Hơn nửa dự án BT tại Hà Nội chưa có nhà đầu tư
  • Chuyên gia: Nên đầu tư "xe buýt nhanh" trước khi có metro
  • 'Siết' phân lô bán nền, 'phanh' dự án ngoài quy hoạch
  • Xây cụm công nghiệp 50ha tại Đồng Nai
  • HAG dự kiến đầu tư 300 triệu USD xây khu phức hợp tại Myanmar
  • Nhật Bản đầu tư vào 1.623 dự án FDI tại Việt Nam
  • Bàn cách xúc tiến đầu tư vào Đồng Nai
  • Bình Định thu hút nhiều dự án du lịch lớn
  • Thu hồi 138 giấy chứng nhận đầu tư dự án
  • Vẫn còn 2.813 dự án chậm tiến độ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!