Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dự án Đại học quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc chuyển chủ đầu tư

Bộ Xây dựng vừa đứng ra nhận làm chủ đầu tư dự án Đại học quốc gia Hà Nội (ĐHQG) Hà Nội tại Hòa Lạc từ ĐHQG Hà Nội nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án có quy mô lớn, ước tính lên đến trên 2,5 tỷ USD này.

 Thực tế, chủ đầu tư cũ là ĐHQG Hà Nội đã “ôm” dự án này trong suốt 5 năm qua nhưng tiến độ triển khai rất “ì ạch”. Ông Mai Trọng Nhuận, Giám đốc ĐHQG Hà Nội cho biết: Quyết định của Chính phủ về việc xây dựng một trường ĐHQG Hà Nội có quy mô lớn nhất cả nước và chất lượng cao là một chủ trương đúng đắn. Trong thời gian qua, dù đã rất cố gắng nhưng do đây là một dự án quá lớn mà với ĐHQG Hà Nội lại không có thế mạnh trong việc xây dựng, vì vậy tiến độ triển khai rất khiêm tốn. Cụ thể sau 5 năm (bắt đầu từ năm 2002) bắt tay vào triển khai dự án, đến nay mới thực hiện được cơ bản về công tác GPMB và triển khai một số hạng mục công trình… Do đó, để dự án đảm bảo được các yêu cầu về chất lượng, tiến độ hoàn thành vào năm 2015, ngày 30/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chuyển chủ đầu tư dự án xây dựng ĐHQG Hà Nội tại Hòa Lạc từ ĐHQG Hà Nội sang cho Bộ Xây dựng.

Chiều qua (20/11), tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký kết biên bản bàn giao dự án xây dựng này giữa ĐHQG Hà Nội và Bộ Xây dựng với sự chứng kiến của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân.

 Phát biểu tại buổi lễ bàn giao, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân cho biết: Tinh thần sẽ là chuyển giao nguyên trạng từ hồ sơ, cơ sở vật chất đến con người để đảm bảo tiến độ của dự án không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, với một dự án có quy mô khoảng 1000ha, đã được chia thành 13 dự án nhỏ và theo kế hoạch là tới 2015 phải  hoàn thành, việc triển khai dự án sẽ không hề đơn giản trong cả việc đảm bảo tiến độ cũng như cân đối tài chính.

 Trước tình hình trên, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhận định: Bộ Xây dựng nên xem xét lại quy hoạch, nhất là đối với một quy hoạch đã có từ 10 năm trước, cần thiết có thể điều chỉnh. Bên cạnh đó, Bộ phải có kế hoạch về vốn, mặc dù là dự án ngân sách Nhà nước nhưng cũng cần phải làm rõ cơ chế vốn.

 

(Theo báo Hà Nội mới)

  • Ông Nguyễn Thanh Nghị: “Đề án đặc khu sẽ là bước ngoặt cho Phú Quốc”
  • Xuất ngoại tìm vốn cho dự án cao tốc
  • Siêu dự án lọc dầu 27 tỷ USD: Thủ tướng đã đồng ý
  • Hơn nửa dự án BT tại Hà Nội chưa có nhà đầu tư
  • Chuyên gia: Nên đầu tư "xe buýt nhanh" trước khi có metro
  • Dự án xây dựng nhà máy bột giấy Antexco tại Nghệ An: Nhà đầu tư ngồi trên... lửa!
  • Khởi động Dự án Trung tâm Tài chính dầu khí Đà Nẵng
  • “Rộng cửa” ngay từ giai đoạn khởi động
  • Lập hồ sơ dự án hầm đường bộ đèo Cả
  • Khởi động dự án trung tâm điện lực Kiên Lương
  • VDB dành 400 triệu USD tín dụng cho Thủy điện Sơn La
  • Triển khai nhiều dự án cảng hàng không lớn đến 2020
  • Gần 20.000 tỷ đồng cho các dự án ngành tàu thủy
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!