Hai dự án điện BOT vừa khởi công trong tháng 9 đã thắp lên niềm hy vọng các dự án điện BOT khác sẽ có thể về đích nhanh.
Kỳ vọng
Nhanh chóng khởi công san lấp mặt bằng và hạ tầng cơ sở phục vụ cho việc xây dựng nhà máy chính trong tháng 9 vừa qua, chưa đầy 1 tháng kể từ khi ký kết hợp đồng BOT và các hợp đồng khác liên quan, dự án điện BOT Hải Dương đã thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư. Cho tới thời điểm này, chủ đầu tư cũng đã nộp 20 triệu USD bảo lãnh cho việc thực hiện dự án. Tuy nhiên, phải tới tháng 12/2003 dự án này mới chính thức khởi công xây dựng nhà máy chính bởi còn đang phải tiến hành thu xếp tài chính cho dự án. Như vậy, phải tới đầu năm 2017, tổ máy số 1 của BOT Hải Dương mới có thể phát điện lên lưới quốc gia.
Cũng tạo được sự chú ý còn có dự án điện BOT Mông Dương 2, với việc khởi công nhà máy chính trong tháng trước, sau khi chuyển sang đối tác mới và hoàn tất việc thu xếp tài chính. BOT Mông Dương 2 cũng được xem là dự án đi đầu trong việc tái khởi động lại cả chục dự án BOT trong ngành điện, kể từ khi BOT Phú Mỹ 2.2 và BOT Phú Mỹ 3 đi vào hoạt động cách đây khoảng 7 năm. Dự án BOT Mông Dương 2 cũng đã nộp ký quỹ cho Bộ Công Thương 32,4 triệu USD để đảm bảo việc thực hiện đầu tư.
Ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho hay, việc hai dự án đã khởi động các bước rất cụ thể cũng như nộp các khoản tiền khá lớn để bảo lãnh triển khai dự án cũng mang lại hy vọng các dự án điện BOT khác có thể đẩy nhanh được tiến độ đàm phán để bước sang phần thực hiện.
Với công suất 1.200 MW Một dự án BOT cần chuyển đổi khoảng 60 triệu USD mỗi tháng. Số tiền này còn lớn hơn nữa nếu dự án sử dụng than nhập ngoại, thanh toán bằng đồng đô la. Ngoài dự án BOT Vĩnh Tân 1 ở vào giai đoạn chuẩn bị ký Hợp đồng BOT, đến nay còn có 3 dự án BOT khác đang đàm phán chi tiết bộ Hợp đồng BOT là Duyên Hải 2, Vũng Áng 2 và Vân Phong 1. Các dự án còn lại đang đàm phán nguyên tắc của bộ Hợp đồng BOT gồm Nam Định, Vĩnh Tân 3; hay đang chọn chủ đầu tư để phát triển dự án như Vũng Áng 3, Ô Môn 2, Nghi Sơn 2. |
Cho tới nay, ngoài dự án BOT Vĩnh Tân 1 ở vào giai đoạn chuẩn bị ký hợp đồng BOT, còn 3 dự án BOT khác đang ở giai đoạn đàm phán chi tiết bộ hợp đồng BOT là Duyên Hải 2, Vũng Áng 2 và Vân Phong 1. Các dự án còn lại đang đàm phán nguyên tắc của bộ hợp đồng BOT gồm Nam Định, Vĩnh Tân 3; hay đang chọn chủ đầu tư để phát triển dự án như Vũng Áng 3, Ô Môn 2, Nghi Sơn 2.
Sở dĩ các cơ quan hữu trách kỳ vọng có thể đẩy nhanh tiến độ đàm phán các hợp đồng liên quan của dự án BOT là bởi tâm lý có thể dựa vào các điều khoản hợp đồng BOT đã đàm phán và ký kết với BOT Mông Dương 2 và Hải Dương mới đây để rút ngắn thời gian mà các dự án phải đi qua.
Không dễ
Tuy nhiên, dù được nhiều kỳ vọng cũng như có thể rút ngắn thời gian đàm phán về các hợp đồng có liên quan thì các dự án BOT khác rất có thể không đẩy được tiến độ lên như mong đợi.
Sau Mông Dương 2 và Hải Dương, giữa tháng 9 vừa qua, Chính phủ đã có thông báo 1604/TTg-KTN cho phép áp dụng một số nội dung liên quan về hợp đồng BOT như luật áp dụng, thuế các loại, quyền sử dụng đất kèm theo một số bảo lãnh của Chính phủ với hợp đồng BOT, hợp đồng mua bán điện, mua bán than (nếu mua than của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam), nghĩa vụ thanh toán tiền điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam… Nghĩa là, nếu các chủ đầu tư phát triển các dự án điện BOT đang trong giai đoạn đàm phán hợp đồng BOT và các hợp đồng có liên quan nếu thấy chấp nhận được các điều khoản này thì có thể chuyển sang các điều khoản khác để rút ngắn thời gian đàm phán.
Chưa có bình luận nào từ phía các nhà đầu tư bởi chính thức là vào ngày 28/9 họ mới được biết tới văn bản này do Bộ Công thương cung cấp. Nhưng theo nhận xét của các chuyên gia tham gia đàm phán thì việc bảo lãnh chuyển đổi thành USD với 30% doanh thu bằng VND của dự án, sau khi trừ số chi tiêu bằng VND, sẽ là một điểm gút quan trọng liên quan đến tiến độ đàm phán.
Việc bảo lãnh chuyển đổi thành USD với 30% doanh thu của dự án bằng VND sau khi trừ số chi tiêu bằng VND sẽ là một điểm gút quan trọng liên quan đến tiến độ đàm phán các dự án BOT.
|
Trước đó, hai dự án điện BOT Mông Dương 2 và Hải Dương đã nhận được bảo lãnh chuyển đổi 100% số tiền bán điện thu được sang ngoại tệ, sau khi trừ các chi tiêu bằng VND. Các bên liên quan trong hai dự án này cũng phải mất rất nhiều thời gian để có thể đạt được điều khoản này. Đây cũng là một kiến nghị nổi lên ở một số dự án điện BOT khác đang ở giai đoạn đàm phán chi tiết bộ hợp đồng BOT.
Tập đoàn Janakuasa (Malaysia), nhà đầu tư phát triển dự án Duyên Hải 2, trong số các kiến nghị của mình có nhắc tới việc Chính phủ bảo lãnh 100% chuyển đổi ngoại tệ. Còn tổ hợp Sumitomo - Hanoinco ở dự án Vân Phong 1 cũng đề xuất Chính phủ cung cấp bảo lãnh 100% ngoại tệ. Thậm chí các nhà đầu tư của dự án Vũng Áng 2 còn đưa ra đề nghị được xem là chưa từng có tiền lệ ở các dự án BOT điện tại Việt Nam, đó là bảo lãnh hợp đồng chuyển đổi ngoại tệ ký giữa công ty BOT với ngân hàng.
Dù có thể rút ngắn thời gian đàm phán về các hợp đồng có liên quan thì các dự án BOT vẫn khó lòng đẩy nhanh được tiến độ. |
Tính toán sơ bộ của một chuyên gia tham gia đàm phán các dự án điện BOT cho hay, với công suất 1.200 MW, mỗi tháng 1 dự án cần chuyển đổi khoảng 60 triệu USD. Số tiền này còn lớn hơn nữa nếu dự án sử dụng than nhập ngoại, thanh toán bằng đồng đô la.
"Với 70-80% vốn thực hiện dự án là vay của các tổ chức tài chính quốc tế bằng ngoại tệ thì khó có thể nhận được sự đồng ý của người cho vay nếu không nhìn thấy sự đảm bảo rõ ràng để nhà đầu tư có thể chuyển đổi được từ VND sang ngoại tệ để trả nợ gốc vay", vị này nói.
(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com