Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông: Gỡ vướng trong GPMB tại quận Hà Đông

Sáng 28/7, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Khôi và các sở, ngành của TP đã làm việc với UBND quận Hà Đông, Ban quản lý dự án đường sắt (Cục đường sắt Việt Nam) về việc giải quyết những vướng mắc trong giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường sắt đô thị Hà Nội: tuyến Cát Linh – Hà Đông, đoạn qua địa bàn quận Hà Đông.

Theo Ban quản lý dự án đường sắt, khu vực Depot là trung tâm điều hành, quản lý, nhà kho và bãi thi công của toàn dự án nằm trên địa bàn phường Phú Lương gồm diện tích hai thôn (cũ) Nhân Trạch và Vân Trạch. Ở thôn Nhân Trạch hiện UBND quận Hà Đông đã đền bù cho 100% số hộ dân (274 hộ) với kinh phí 23 tỷ đồng, tương ứng diện tích 8,6 ha/23 ha (đạt 37,4%) toàn khu Depot. Ban quản lý dự án đường sắt đã tiến hành bàn giao đất cho nhà thầu. Đến nay nhà thầu mới thực hiện được công tác khoan địa chất và lập hàng rào tạm bảo vệ.

Bên cạnh đó ở thôn Vân Nội, đã tiến hành chi trả 3 đợt cho 60 hộ trên tổng số 348 hộ với số tiền hơn 4,1 tỷ đồng, tương đương với diện tích 14.837,9m2/149.040 m2 (đạt 10%). Như vậy, diện tích thuộc địa phận thôn Vân Nội hiện chưa hoàn thành công tác chi trả, số hộ nhận tiền đạt thấp. Lý do chính là người dân trong khu vực chưa đồngthuận do chưa có thông tin cụ thể về đất dịch vụ hỗ trợ. Kéo theo việc chưa hoàn thành GPMB thôn Vân Nội, diện tích thuộc địa phận thôn Nhân Trạch tuy đã tiến hành bàn giao nhưng chưa thể thi công cơ giới do chưa có đường vào.


Phối cảnh tuyến đường sắt trên cao.

Mặt khác, đoạn đường nhánh vào khu Depot dự kiến sẽ hoàn tất việc xác định và thi công mốc GPMB trong tháng 8/2010. Khó khăn ở đây là phân đoạn đường nhánh vào khu Depot sẽ đi qua khu vực hiện là nghĩa trang Vân Nội (phường Phú Lương). Nghĩa trang đến nay có hơn 270 phần mộ, theo dự kiến sẽ được di chuyển về nghĩa trang Trinh Lương mở rộng. Về vấn đề mở rộng nghĩa trang Trinh Lương, UBND TP đã có văn bản số 2942/UBND-TNMT ngày 28/4/2010 giao Sở Quy hoạch Kiến trúc chủ trì. Tháng 5/2010, Sở Quy hoạch Kiến trúc đã tổ chức cuộc họp cùng Sở Tài nguyên Môi trường và UBND quận Hà Đông về vấn đề này. Tuy nhiên, nếu việc di dời nghĩa trang không tiến hành vào cuối năm Canh Dần (tháng 2/2011) thì sớm nhất đến đầu năm 2012 mới có thể bắt đầu di chuyển.

Tiếp theo đó phần chính tuyến của dự án, đoạn đi qua địa bàn quận Hà Đông nằm trên phần đất giao thông (đường Quốc lộ 6). Ngày 12/6/2010, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã có chỉ lệnh cắm mốc GPMB dự án trên địa bàn; đến nay công tác thi công mốc đã hoàn thành. Ngoài ra, theo công văn số 3058/SXD-KHTH ngày 7/5/2010 của Sở Xây dựng, công tác di dời công trình hạ tầng kỹ thuật từ km1+500 đến km 13+500 và đoạn đường nhánh vào khu Depot (trên địa bàn quận Hà Đông, huyện Từ Liêm, quận Thanh Xuân, Đống Đa) sẽ hoàn thành vào tháng 6/2012.

Hơn nữa, theo phương án tổng thể GPMB được UBND quận Hà Đông phê duyệt, tổng số hộ cần bố trí tái định cư thực hiện dự án trên địa bàn quận Hà Đông là 142 hộ. Đến nay, Bộ Giao thông Vận tải đã bố trí 70 tỷ đồng vốn GPMB, trong đó có 25 tỷ đồng chuyển cho Sở Xây dựng di chuyển các công trình hạ tầng kỹ thuật dự án; chuyển cho UBND quận hà Đông 57 tỷ đồng thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư GPMB.

Theo UBND quận Hà Đông, đối với việc GPMB dự án đường sắt đô thị Hà Nội: tuyến Cát Linh – Hà Đông, đoạn qua địa bàn quận Hà Đông gặp khó khăn về phương án hỗ trợ chuyển đổi nghề và đào tạo việc làm bằng hình thức giao đất dịch vụ (đất ở) mà UBND quận đã chuẩn bị đủ quỹ đất và đã được phê duyệt quy hoạch tỷ lệ 1/500, nhưng đến nay vẫn chưa có quyết định thu hồi đất dịch vụ để xây dựng hạ tầng giao đất cho nhân dân. Một số bộ phận các hộ dân còn chưa ủng hộ cao với việc thực hiện dự án, đặc biệt có một số đổi tượng cố tình chống đối, cản trở công tác GPMB với lý do giá bồi thường thấp.Riêng đối với đường dẫn vào khu vực Depot thuộc địa bàn thôn Văn Nội, phường Phú Lương, quận Hà Đông đã tiến hành giải tỏa đối với 7 hộ gia đình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp và dự kiến tiếp tục xử lý cưỡng chế đối với 14 hộ còn lại; tiếp tục chi trả lần 4 cho các hộ còn lại.

Trong cuộc họp sáng 28/7, Ban quản lý dự án đường sắt và UBND quận Hà Đông đã đề nghị UBND TP ưu tiên giải quyết vấn đề đất dịch vụ dư án đường sắt đô thị Hà Nội: tuyến Cát Linh – Hà Đông, đoạn qua địa bàn quận Hà Đông đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, trên khu Depot (phường Phú Lương) và dự kiến quỹ đất dịch vụ đối với khu vực đường nhánh. TP đẩy nhanh công thực hiện Dự án mở rộng nghĩa trang Trinh Lương, tạo điều kiện có thể tiến hành công tác di chuyển phần mộ vào cuối năm âm lịch Canh Dần; Sớm có phưuơng án về tái định cư đối với các tổ chức, hộ gia đình cá nhân thuộc diện GPMB.

Phát biểu tại cuộc họp sáng nay, Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Khôi chỉ đạo các sở, ngành chức năng ngay trong cuối tháng 7 này phải có quyết định thu hồi đất xây khu dịch vụ bàn giao cho các hộ dân để có thể triển khai nhanh khu Depot; bổ sung thu hồi đất nghĩa trang Trinh Lương; giao Ban quản lý dự án đường sắt tiếp tục cắm mốc giới, bàn giao mặt bằng khu vực đường dẫn và các điểm ga đi qua địa bàn Hà Đông để UBND quận triển khai GPMB và chuẩn bị nguồn vốn để thực hiện dự án đúng tiến độ.

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông là tuyến đường sắt nhẹ đi trên cao (cầu cạn) phục vụ vận tải hành khách công cộng với chiều dài 13,05km, xuất phát từ khu vực nút giao Cát Linh – Giảng Võ. Dự kiến, đến năm 2014 tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông sẽ đi vào khai thác, giải quyết một phần cơ bản nhu cầu đi lại của nhân Thủ đô từ phía Tây Nam vào trung tâm thành phố là hướng có lưu lượng giao thông lớn nhất hiện nay.

Tuyến đường sắt này được chọn là công trình trọng điểm quốc gia, chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Bộ Giao thông Vận tải đã giao cho Cục đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư dự án, hợp tác với Công ty TNHH Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc để triển khai.

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông bắt đầu xuất phát từ khu vực nút giao Cát Linh – Giảng Võ. Đó là khu vực trung chuyển hành khách đô thị tương lai của Hà Nội, kết nối giữa tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông với tuyến đường sắt Nhổn – Hà Nội và tuyến buýt nhanh BRT. Từ đây, tuyến đường sắt đi dọc theo giải phân cách phố Hào Nam, phố Hoàng Cầu, ngõ Thái Thịnh I tới đường Láng rẽ trái men theo mép sông Tô Lịch và tiếp tục đi dọc theo giải phân cách đường Nguyễn Trãi về Hà Đông. Điểm cuối của tuyến là bến xe Hà Đông mới cạnh quốc lộ 6.

Toàn tuyến có 12 ga theo thứ tự là: ga Cát Linh – ga La Thành – ga Thái Hà- ga Láng – ga Đại học quốc gia – ga Vành đai 3- ga Thanh Xuân 3 – ga bến xe Hà Đông cũ – ga Hà Đông – ga La Khê – ga Văn Khê – ga bến xe Hà Đông mới. Cự ly bình quân giữa các ga là 1km. Khu Depot đặt tại phường Phú Lương, TP Hà Đông.

Toàn tuyến dài 13,05km, đi hoàn toàn trên cao, được thiết kế đường đôi, khổ 1435mm, điện khí hóa; áp dụng theo quy phạm thiết kế Metro GB 5017-2003 của Trung Quốc, chịu cấp động đất số 8…Đoàn tàu gồm 4 toa (giai đoạn đầu khai thác), hoặc 6 toa (giai đoạn về sau khi lưu lượng giao thông tăng) với sức chở 2.008 hành khách. Tốc độ tối đa đoàn tàu là 80 km/h, tốc độ lữ hành 35k/h. Tàu có thời gian khai thác hàng ngày từ 5h sáng đến 23h đêm (18 tiếng với tần suất tối đa 2 phút/1 chuyến. Năng lực vận chuyển tối đa 28.000 hành khách/giờ/hướng.

Dự án có tổng mức đầu tư 8.769.965 triệu đồng, tương đương 552,86 triệu USD được huy động từ nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc, tín dụng ưu đãi hỗ trợ bên mua của Eximbank Trung Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam.

(Theo Lan Hương // Hanoimoi Online)

  • Ông Nguyễn Thanh Nghị: “Đề án đặc khu sẽ là bước ngoặt cho Phú Quốc”
  • Xuất ngoại tìm vốn cho dự án cao tốc
  • Siêu dự án lọc dầu 27 tỷ USD: Thủ tướng đã đồng ý
  • Hơn nửa dự án BT tại Hà Nội chưa có nhà đầu tư
  • Chuyên gia: Nên đầu tư "xe buýt nhanh" trước khi có metro
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!